Các nghề trong Marketing trong năm 2024

4.6/5 - (16 bình chọn)

Marketing là ngành hot, luôn đứng đầu trong danh sách các ngành học được lựa chọn nhiều nhất trong 3 năm trở lại đây. Bên cạnh những thông tin về chương trình đào tạo, thì các nghề trong marketing cũng được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm trong năm 2024. Tham khảo ngay 6 nghề trong Marketing không thể bỏ lỡ trong năm 2024.

Các nghề trong Marketing
Các nghề trong Marketing – 6 vị trí trong ngành Marketing

Các nghề trong Marketing liên quan đến phát triển thị trường, tiếp thị sản phẩm, duy trì mối quan hệ khách hàng để tạo lợi nhuận trong kinh doanh. Bộ phận Marketing là bộ phận quan trọng và phải có trong doanh nghiệp nếu muốn duy trì công việc kinh doanh. Dưới đây là 6 nghề trong marketing dành cho những ai đam mê với ngành Marketing tham khảo.

Xem thêm: Lý do nên chọn học ngành Marketing

1. Thực tập sinh Marketing

Vị trí thực tập sinh Marketing
Vị trí thực tập sinh Marketing

Trong quá trình học hoặc khi mới tốt nghiệp các bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập, trợ lý phòng Marketing. Thực tập sinh Marketing công việc khởi điểm trong các nghề trong Marketing.

Nhiệm vụ của thực tập sinh Marketing là theo dõi, báo cáo các hoạt động Marketing. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp tuyển thực tập sinh. Tùy vào năng lực, trình độ học vấn chuyên môn tại trường Đại học / Cao đẳng, các doanh nghiệp sẽ đào tạo chuyên sâu cho các bạn thực tập sinh Marketing các lĩnh vực trong Marketing như Content, Digital, SEO, ….

Mô tả công việc của Thực tập sinh

  • Thực tập hỗ trợ triển khai các hoạt động Marketing của công ty. 
  • Được đào tạo bài bản về marketing online bởi người có nhiều năm kinh nghiệm.
  • Lên ý tưởng và chạy các chiến dịch marketing. 
  • Thực hiện công việc khác theo yêu cầu của Trưởng Bộ Phận.

2. Nhân viên Marketing

Vị trí nhân viên Marketing
Vị trí nhân viên Marketing

Sau khi hết thời gian thực tập, các bạn sẽ lên vị trí nhân viên Marketing. . Nhân viên Marketing là người thực hiện tất cả những công việc, kế hoạch mà cấp trên đưa ra. Nhiệm vụ của Nhân viên Marketing phải thực hiện và đáp ứng được yêu cầu.

Để làm tốt tại vị trí nhân viên Marketing, bạn phải có sự sáng tạo tư duy, chủ động đưa ra những ý tưởng, lên chiến dịch mới để tạo tiền đề thăng tiến sau này.

Mô tả công việc của Nhân viên Marketing

  • Xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động PR truyền thông phù hợp với chiến lược Marketing tổng thể của sản phẩm hoặc dự án.
  • Lên ý tưởng kịch bản triển khai, tổ chức sự kiện truyền thông nhằm quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu. 
  • Phối hợp trực tiếp với team sale, điều chỉnh gia tăng hiệu quả, đảm bảo đạt hiệu quả kinh doanh. 
  • Quản trị website, Landing page, Fanpage, App, Instapage, ….
  • Thực hiện các chiến dịch Digital Marketing các nền tảng Social Media, Display Ads, Search Ads… (Facebook, Google, Instagram,…).
  • Thực hiện các chiến dịch Email Marketing; Automation Marketing.
  • Tham gia nghiên cứu thị trường, phân tích và đánh giá hành vi của Khách hàng.
  • Nắm bắt và đánh giá các xu hướng và công nghệ mới, qua đó đề xuất những đổi mới để thúc đẩy ….

3. Marketing Executive

Marketing Executive
Marketing Executive

Đối với các nghề trong Marketing, vị trí Marketing Executive là người quản lý nhân viên Marketing, thực hiện các kế hoạch do Giám đốc Marketing để ra.

Tố chất cần có của nhân viên Marketing Executive là sáng tạo, biết quản lý nhân sự và có khả năng đảm nhận và chịu trách nhiệm với những công việc do cấp trên đề ra. Ngoài ra, Nhân viên Marketing Executive phải đưa ra kế hoạch tác nghiệp cho bộ phận của mình.

Mô tả công việc của nghề Marketing Executive

  • Lập kế hoạch, triển khai, kiểm soát và tối ưu các chiến dịch Digital và Social Marketing theo kế hoạch đã được phê duyệt.
  • Thu thập, phân tích thông tin thị trường, thông tin về sản phẩm, thông tin về các chương trình Digital Marketing, Social Media của đối thủ cạnh tranh; khảo sát, tìm hiểu về nhu cầu và mức độ quan tâm của khách hàng.
  • Hỗ trợ quản lý nội dung và chăm sóc khách hàng trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Website, Email Marketing, ….
  • Thực hiện việc đo lường và báo cáo tình trạng hoạt động, báo cáo nghiệm thu từng chương trình/ chiến dịch quảng cáo dựa trên các tiêu chí về ROI và KPIs đã được duyệt.
  • Phối hợp với các bộ phận khác trong công ty/ đối tác để đảm bảo tính xuyên suốt, nhất quán, chất lượng cao trong việc triển khai hình ảnh và thông điệp thương hiệu trên các kênh trực tuyến.
  • Nhận kế hoạch marketing từ ban lãnh đạo, triển khai và theo dõi các hoạt động trong kế hoạch.

4. Marketing Manager

Marketing Manger - vị trí cao nhất trong các nghề trong Marketing
Marketing Manger – vị trí cao nhất trong các nghề trong Marketing

Marketing Manager là người quản lý cấp cao hơn Marketing Executive. Trong các nghề trong Marketing thì đây là vị trí cao, đưa ra những kế hoạch chiến lược, chịu trách nhiệm hướng dẫn và bàn giao công việc. Marketing Manager phải chịu trách nhiệm và về mảng marketing Thương mại và Marketing Quản trị thương hiệu.

Tố chất đối với Marketing Manager là có cái nhìn chiến lược về sản phẩm và thị trường. Có khả năng lãnh đạo và tư duy sáng tạo trong ngành Marketing.

Mô tả công việc Marketing Manager

  • Xây dựng và đề xuất chiến lược marketing tổng thể hàng năm phù hợp với định hướng chiến lược kinh doanh của toàn Công ty.
  • Xây dựng mô hình tổ chức phòng Marketing: sơ đồ, chức năng nhiệm vụ, hệ thống mô tả công việc và đánh giá. 
  • Xây dựng Quy chế và các Quy trình hoạt động chức năng của Phòng, cải tiến phù hợp theo từng giai đoạn 
  • Nghiên cứu, phân tích và xây dựng hệ thống KPI của phòng. 
  • Xây dựng kế hoạch, thiết lập mục tiêu, phân bổ chỉ tiêu cho nhân viên thuộc quyền.
  • Chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình marketing truyền thông thương hiệu và thúc đẩy bán hàng trên cơ sở chiến lược tổng thể được phê duyệt.
  • Xây dựng chi tiết các kế hoạch truyền thông, trade marketing, quảng bá thương hiệu công ty và các sản phẩm dịch vụ căn cứ vào định hướng, chiến lược và KH tổng thể đã được duyệt.
  • Quản lý và tổ chức triển khai các chương trình, KH truyền thông thương hiệu, trade marketing xúc tiến quảng cáo nhằm phát triển thương hiệu và hỗ trợ các hoạt động Marketing bán hàng tại các đơn vị thành viên.
  • Quản lý hình ảnh quảng cáo, trưng bày tại điểm bán; Giám sát hình ảnh, đảm bảo sự đồng bộ và nhất quán.
  • Quản lý ngân sách marketing.

5. Nhân viên Content Marketing

Vị trí content Marketing
Vị trí content Marketing

Trong số các nghề trong Marketing, Content được ví như Vua “Content is King”. Content Marketing là người lên nội dung cho sản phẩm, sáng tạo nội dung để quảng bá sản phẩm đến người dùng. Một bài viết hay, có giá trị chuyển đổi và thu hút khách hàng là điều ân thiết đối với hầu hết doanh nghiệp. 

Ngày nay nhân viên Content Marketing đang trở thành công việc hot, được nhiều người lựa chọn.

Yêu cầu đối với vị trí content marketing là sáng tạo những nội dung hay, hấp dẫn; có tư duy tốt về marketing và chủ động đưa ra những ý tưởng.

Mô tả công việc của nhân viên Content Marketing

  • Nghiên cứu, xây dựng nội dung marketing theo sản phẩm của công ty.
  • Xây dựng, đăng tải và quản lý nội dung trên website, fanpage, các ấn phẩm marketing của doanh nghiệp.
  • Sản xuất nội dung truyền thông Offline, Digital,… (Bài viết, video, hình ảnh,…).
  • Tham gia, phối hợp với team lên ý tưởng và đề xuất các chiến dịch nội dung marketing, quảng bá sản phẩm.
  • Hỗ trợ triển khai các hoạt động marketing khác theo sự phân công của quản lý.
  • Thực hiện các công việc khác theo phân công và yêu cầu của cấp trên.

6. Nhân viên Digital Marketing – nghề mới trong các nghề trong Marketing

Digital Marketing - công việc mới trong các nghề trong Marketing
Digital Marketing – công việc mới trong các nghề trong Marketing

Digital Marketing là làm các hoạt động marketing trên nền tảng số như trên smartphone, mạng xã hội, truyền hình,…. Hiện tại các doanh nghiệp đều sở hữu các kênh Digital trên Facebook, Fanpage, Zalo, …. Chính vì vậy đây là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp.

Nhân Viên Digital Marketing làm nhiệm vụ đưa ra những chiến lược dùng mạng xã hội, internet để truyền thông, trao đổi thông tin cũng như là cầu nối tiếp cận khách hàng với doanh nghiệp. Đồng thời sử dụng các phương tiện kỹ thuật số hiện đại để tương tác, chăm sóc khách hàng .…

Yêu cầu đối với nhân viên Digital marketing là nắm bắt kịp xu hướng của công nghệ, thành thạo công nghệ thông tin và các công cụ để làm marketing Online, ….

Mô tả công việc của nhân viên Digital Marketing

  • Lên kế hoạch marketing và triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động truyền thông trên kênh được phân công.
  • Đo lường hiệu quả thực hiện của các chương trình truyền thông trên kênh phụ trách.
  • Triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông cho các chiến dịch tiếp thị, ra mắt sản phẩm trên kênh phụ trách.
  • Thực hiện giám sát và đo lường hiệu quả triển khai chiến dịch truyền thông trên môi trường số.
  • Tham gia các dự án xây dựng hệ thống nội bộ, xây dựng và phát triển kênh truyền thông mới theo chỉ đạo nhằm tối ưu hiệu quả tiếp cận khách hàng.
  • Thực hiện các nhiệm vụ được giao khác có liên quan cấp trên phân công.

Sau khi tìm hiểu về các nghề trong Marketing bạn sẽ xác định xem mình có thực sự với ngành Marketing hay không?

Tìm hiểu thêm: Các trường đào tạo ngành MarketingChương trình đào tạo ngành Marketing


Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023