Review ngành Marketing – Marketing có khó như bạn nghĩ?

5/5 - (3 bình chọn)

Marketing ngày càng lên ngôi và đã trở thành xu hướng ngành học trong năm 2022. Bài review ngành Marketing sẽ cho các bạn học sinh cuối cấp cũng như các bạn sinh viên Marketing có cái nhìn tổng quan, chính xác về ngành Marketing. 

Review ngành Marketing - Marketing có khó như bạn nghĩ
Review ngành Marketing – Marketing có khó như bạn nghĩ

Ngành Marketing ngành càng trở thành ngành học hot trong những năm gần đây. Tuy nhiên bạn vẫn mơ hồ về những khái niệm trong ngành và chưa hiểu rõ về công việc của ngành sau khi ra trường. Liệu rằng học Marketing có khó như bạn nghĩ và mình có thực sự phù hợp với ngành marketing. Đọc ngay bài review ngành Marketing để có thêm kiến thức về ngành Marketing

1. Ngành Marketing là gì?

Tìm hiểu khái niệm ngành Marketing
Khái niệm Marketing

Khái niệm ngành Marketing

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ – AMA, Marketing được định nghĩa là hệ thống các hoạt động của một doanh nghiệp đưa ra nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Hiểu theo một cách nôm na thì Marketing là quá trình doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu của khách hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm của mình. Mục đích cuối cùng của Marketing là tăng doanh thu cho doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng.

3 hiểu lầm “tai hại” về ngành Marketing

Tuy nhiên, khi được hỏi về ngành marketing vẫn có nhiều người hiểu sai. Thậm chí cả sinh viên Marketing vẫn có hiểu lầm “tai hại” về ngành Marketing. Bài review ngành marketing sẽ chỉ ra 3 sai lầm mọi người vẫn nghĩ về ngành Marketing

a. Hiểu sai về khái niệm Marketing

Do thuật ngữ Marketing khi du nhập về Việt Nam không được Việt hóa nên nhiều bạn vẫn nghĩ Marketing là quảng cáo, là PR, hoặc là tiếp thị. Tất cả suy nghĩ trên đúng nhưng nó chỉ là một phần trong Marketing. Ngành Marketing là khái niệm khó vì vậy để giải thích bằng lời một cách chính xác cũng không phải dễ dàng. Tuy nhiên tiếp thị chỉ là một công việc trong Marketing.

b. Muốn làm marketing giỏi thì phải thật sáng tạo

Các bạn học sinh khi đọc nhiều review ngành marketing trên các diễn đàn đều lo lắng khi biết muốn là Marketing phải giỏi sáng tạo. Tuy nhiên, người làm marketing giỏi là người có tư duy công việc chứ không phải người giỏi về sáng tạo. Tất nhiên, sáng tạo trong Marketing là một điều tốt nhưng không phải là tất cả. Muốn sáng tạo trong Marketing, marketer phải hiểu về insights và behavior của khách hàng.

c. Chỉ doanh nghiệp lớn mới cần Marketing còn những doanh nghiệp nhỏ thì không.

Marketing là bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp và tồn tại ở tất cả doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, cho dù doanh nghiệp kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào thì vẫn phải cần làm marketing. Marketing góp phần khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp và marketing giúp cho hoạt động kinh doanh thương mại đến khách hàng dễ dàng hơn. Vì vậy Marketing rất phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2. Review ngành Marketing sẽ học những gì?

Review ngành Marketing học khó không
Review ngành Marketing học khó không

Các môn học trong quá trình học Marketing sẽ là nền tảng quan trọng để cho các bạn sinh viên phát triển công việc sau này. 

Trong quá trình, ngoài những kiến thức cơ bản về kinh tế, tâm lý tiêu dùng thì người học sẽ được học về các cách để lên kế hoạch cho một chiến dịch Marketing. Trong quá trình học các bạn sinh viên sẽ được các tư duy về phân tích thị trường, lên ý tưởng thực hiện chiến dịch, phân bổ ngân sách, đánh giá kế hoạch.

Ngày nay do công nghệ phát triển, các hoạt động Marketing truyền thống dần dần được thay thế bằng hoạt động Online Marketing. Vì vậy, trong chương trình đào tạo của các trường sẽ bổ sung các môn học liên quan đến hình thức Marketing hiện đại này.

Trong bài review ngành Marketing này, bạn có thể tham khảo về các môn chuyên ngành của những trường top đào tạo ngành Marketing hiện nay như: Trường đại học Kinh tế quốc dân, trường đại học Thương mại, ….

Các môn học chuyên ngành Marketing
Các môn học chuyên ngành Marketing

Xem thêm: Chi tiết về chương trình đào tạo cao đẳng marketing

3. Những vị trí công việc sau khi tốt nghiệp marketing?

Có lẽ, sau khi đọc xong một số bài review ngành Marketing về công việc sau khi tốt nghiệp nhiều bạn vẫn mơ hồ về công việc của mình. Tùy theo định hướng phát triển và chuyên ngành mình theo học các bạn sinh viên sẽ có lựa chọn công việc khác nhau.

Dưới đây là review mô tả công việc của 4 vị trí công việc trong ngành marketing

a. Nhân viên Marketing

Nhân viên Marketing là người thực hiện tất cả những công việc cũng như kế hoạch mà cấp trên đưa ra, đảm bảo thực hiện công việc và đáp ứng yêu cầu.

Ví dụ bản mô tả công việc của nhân viên Marketing

  • Sáng tạo, viết nội dung cho các chương trình quảng cáo
  • Chụp ảnh, quay video và xử lý hình ảnh
  • Post bài, tương tác qua các kênh mạng xã hội và website.
  • Quản lý quảng cáo trên Facebook và Google 
  • Thu thập, quản lý và chăm sóc khách hàng. 
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Quản lý trực tiếp.

b. Trường phòng Marketing

Vị trí có cấp bậc cao hơn. Nhiệm vụ là dẫn dắt nhân viên Marketing và chịu trách nhiệm về công việc.

Ví dụ bản mô tả công việc của trưởng phòng Marketing

  • Xây dựng và tổ chức triển khai chiến dịch marketing nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty đến với khách hàng từ đó đem về doanh thu theo kế hoạch trên các kênh Marketing online, Marketing offline 
  • Đánh giá tối ưu các chiến dịch marketing đang triển khai để đạt hiệu quả cao nhất – Xây dựng và vận hành nhân sự của team marketing
  • Nghiên cứu và phát triển các kênh mới phù hợp với sản phẩm, đối tượng khách hàng tiềm năng

c. Nhân viên Content Marketing

  • Phối hợp với marketing để lên kế hoạch content chi tiết 
  • Xây dựng nội dung, viết bài chăm sóc Fanpage, website… 
  • Chịu trách nhiệm sản xuất nội dung truyền thông 
  • Viết bài PR theo nội dung cấp trên yêu cầu.. 
  • Tham gia xây dựng và quản lý các chiến dịch marketing, đóng góp các ý tưởng nội dung sáng tạo cho chiến dịch Digital Marketing. 
  • Biên tập nội dung truyền thông trên các kênh truyền thông của doanh nghiệp

d. Nhân viên Marketing Online

  • Tổ chức thực hiện các hoạt động quảng cáo online: SEO, SEM, Google Adwords, Facebook Marketing,
  • Lên chiến lược, chọn chiến thuật, lập kế hoạch thực thi và quản lý các chiến dịch quảng cáo trực tuyến 
  • Theo dõi và tối ưu hiệu quả quảng cáo 
  • Quản trị website, social về mặt thông tin và hình ảnh, đảm bảo độ chính xác, ổn định cho các kênh này 
  • Phối hợp với các phòng ban khác liên quan tới việc cập nhật website, làm các chương trình marketing, chăm sóc khách hàng.

4. Review ngành Marketing học trường nào tốt nhất?

Môi trường đại học cao đẳng sẽ là bước đệm quan trọng để bạn theo đuổi và phát triển công việc Marketing sau này. Tùy thuộc vào trình độ cũng như điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, mỗi người sẽ có hướng đi khác nhau.

Sau đây là review danh sách top 5 trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành Marketing tốt nhất hiện nay.

Top 5 trường đại học đào tạo ngành Marketing tốt nhất tại Hà Nội.

Review top 5 trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất tại Hà Nội
Top 5 trường đào tạo ngành Marketing tốt nhất tại Hà Nội

Top 5 trường cao đẳng đào tạo ngành Marketing tốt nhất tại Hà Nội.

Review top 5 trường cao đẳng đào tạo ngành Marketing tốt nhất tại Hà Nội
Top 5 trường cao đẳng đào tạo ngành Marketing tốt nhất tại Hà Nội

Xem thêm:

Hy vọng rằng bài review ngành Marketing đã giúp cho các bạn học sinh cũng như sinh viên hình dung được về ngành và định hướng được ngành học trong năm 2022. Marketing luôn là ngành “hot” và hứa hẹn là đem đến nhiều cơ hội cho các marketer trong tương lai.


Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023