Bức tranh tổng thể ngành Digital Marketing

4.7/5 - (3 bình chọn)

Marketing tiến hoá dần theo thời gian, ngày nay ngành Digital Marketing trở thành phần không thể thiếu trong mỗi chiến dịch tiếp thị của doanh nghiệp.

Ngành Digital Marketing là gì
Tổng quan ngành Digital Marketing trong năm 2022

Digital Marketing không chỉ đơn thuần là quảng cáo, digital marketing chính là quá trình chạm được vào đúng tệp khách hàng cần hướng tới, vào đúng thời điểm, thông qua những nội dung chuẩn xác, thích hợp và thu hút. 

Ngành Digital Marketing là gì? 

Tìm hiểu khái niệm ngành Digital Marketing
Tìm hiểu khái niệm ngành Digital Marketing

Digital Marketing là hoạt động Marketing sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua công nghệ kỹ thuật số bao gồm cả trên điện thoại, quảng cáo hiển thị, và các loại phương tiện kỹ thuật số khác. 

Ngành Digital Marketing ra trường làm gì?

Công việc của Digital Marketer
Công việc của Digital Marketer

Hai module quan trọng có thể kể đến trong Digital Marketing là SEO và Advertising. Sơ đồ nghề nghiệp ngành Digital Marketing Digital Marketing có thể được chia thành các nghề nhỏ sau:

1. SEO 

SEO viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Hiện tại ở Việt Nam đang phổ biến nhất là tối ưu hóa việc tìm kiếm trên Google Search. 

SEO là công việc để đem về nhiều lượt truy cập trang web nhất có thể mà không mất nhiều chi phí quảng cáo. Tuy nhiên so với quảng cáo thì SEO sẽ mất nhiều công sức và thời gian.

2. Advertising/Paid Media/Quảng cáo 

Nền tảng quảng cáo lớn nhất tại Việt Nam đang được nhiều Digital Marketer sử dụng là Google và Facebook Ads. Hai kênh này được coi là kỹ năng tối thiểu của một Digital Marketer. 

3. Content Editor/Copywriter 

Biên tập viên nội dung và Copywriter vốn là 2 vị trí khác nhau. Mặc dù chúng đều có điểm chung là sẽ phải viết lách ít nhiều. 

Content Editor đòi hỏi tầm nhìn, ý tưởng, nội dung rộng hơn, đồng thời tập trung vào “Marketing chậm. Còn Copywriter có thể hiểu là người viết quảng cáo. 

4. Graphic Designer 

Vị trí thiết kế đồ họa là vị trí gần như bắt buộc trong ngành Digital Marketing. Trong một campaign có thể có hàng trăm ấn phẩm cần thiết kế. Và hiệu ứng hình ảnh là một trong những yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy khách hàng trả tiền mua sản phẩm. 

5. Web Designer 

Tương tự Graphic Designer, Web Designer là vị trí thiết kế website, làm việc với giao diện web. Nếu Graphic Designer quan tâm tới yếu tố thị giác – tạo nên ấn tượng để khách hàng tham gia quá trình mua sản phẩm; Web Designer quan tâm đến trải nghiệm của khách trong quá trình thực hiện thao tác mua hàng trên website. Graphic Designer cần phải thông thạo gần như toàn bộ combo Adobe – Một số công cụ cần thông thạo: Adobe Photoshop After Effects Animation Illustrator Premiere 

6. Web Developer Web Developer

Lập trình viên Website là vị trí biến ý tưởng của Web Designer thành hiện thực. Ngoài ra Web Developer đóng một vai trò quan trọng trong việc SEO website – tối ưu website trên công cụ tìm kiếm. 

7. Affiliate/Partnerships Marketing 

Marketing Liên kết, Marketing hợp tác là các phương pháp đều đã có từ lâu. Hình thức Marketing này thực chất rất rộng – liên quan đến cả Marketing Offline, Branding,… Hình thức này yêu cầu nhiều về kỹ năng đối ngoại và khả năng lên chiến lược. Mục đích: làm thế nào để đưa về nhiều lợi ích nhất cho cả 2 bên

8. Email/Automation Marketing 

Ngành này có điểm chung: quản lý dữ liệu khách hàng, database công ty. Automation Marketing trả lời câu hỏi: Làm thế nào để các công việc về data khách hàng được tự động hóa? Hiệu quả doanh số của Sale và tỉ lệ thành công trên đơn hàng là bao nhiêu,… 

9. Social Media Marketing

Một trong những vị trí hot nhất tại thời điểm hiện tại. Social Media Marketing – Marketing qua mạng xã hội – Facebook, LinkedIn, Instagram, TikTok – Là vị trí yêu cầu rất nhiều về nội dung, chiến lược. Khác với SEO/Paid Media, vị trí này yêu cầu khả năng sáng tạo nội dung rất lớn. 

10. Digital Marketing Account Manager 

Vị trí này tương tự với Chăm sóc khách hàng, nhưng đòi hỏi kiến thức chuyên môn và khả năng xử lý các tác vụ liên quan đến Digital Marketing rất tốt. Đặc biệt là với dịch vụ quảng cáo. Vị trí này thường sẽ xuất hiện ở các Agency về Marketing. Ngoài ra bên cạnh kĩ năng cứng về Marketing, vị trí này đòi hỏi kỹ năng mềm cực lớn. Do Account Manager sẽ là người đại diện công ty đi quan hệ trực tiếp với các Client. 

11. Media Planner 

Tương tự Digital Marketing Account Manager, vị trí này thường chỉ xuất hiện trong Agency, và chỉ là một kỹ năng trong vị trí Marketing tại các client. Media Planner khác với Copywriter ở chỗ họ là người phải đưa ra: Ý tưởng lớn (Big idea), concept chiến dịch Cách vận hành, phân bổ ngân sách, Quản lý nội dung quảng cáo,… Đồng thời Planner cũng là người trực tiếp đi pitching về plan của mình – nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty.

Media Planner thường được gộp vào Sales, nhưng sẽ làm việc rất chặt chẽ với các thành viên khác trong team nội dung và thiết kế. 12. Media Buyer Media Buyer là người sẽ trực tiếp đi deal giá với các bên cung cấp phương tiện truyền thông quảng cáo.

VD: Quảng cáo tại TV banner tại sân bay, thang máy, hay các biển/TV quảng cáo ngoài trời. Ngoài ra Media Buyer sẽ là người làm việc trực tiếp với các bên báo chí, rạp phim, các kênh truyền hình trên TV,… 

Mức lương của ngành Digital Marketing

Mức lương của nhân viên Digital Marketing
Mức lương của nhân viên Digital Marketing

Đối với Fresher – những người mới vào nghề, thu nhập cho vị trí này sẽ rơi vào khoảng 7-10 triệu đồng. 

Mức lương của một Junior Digital Marketer từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm dao động rất lớn ở mức 8-15 triệu đồng. 

Ngoài ra do tính năng động của ngành và đãi ngộ của từng công ty/agency, mức thu nhập của nhân viên có thể dao động rất lớn. 

Khi đủ tiềm lực kinh tế và kiến thức chuyên môn, Digital Marketer thường sẽ có xu hướng chuyển qua làm freelancer để tăng thu nhập. 

Học Digital Marketing ở đâu? 

Ngành Digital Marketing học ở đâu tốt nhất_
Ngành Digital Marketing học ở đâu tốt nhất_

Các trường đại học đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam hiện có: 

  • Trường Đại học Tài Chính – Marketing TP.HCM 
  • Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM – HUTECH 
  • Đại học Quốc tế RMIT – Digital Marketing 
  • Trường Đại học FPT – Hà Nội 
  • Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

Các trung tâm đào tạo Digital Marketing ngắn hạn uy tín 

  • Vinalink Digital Academy – Hà Nội & HCM 
  • VietnamMarcom – Hà Nội 
  • SEONgon – Hà Nội 
  • Trung tâm đào tạo Digital Marketing APPNET – HCM 
  • Trung tâm đào tạo Kyna – HCM 
  • Droom – Khóa học Digital Marketing, Social Media, Digital Media – HCM 
  • AIM Academy – HCM 

Xem thêm các trường đào tạo và điểm chuẩn dành cho ngành Digital Marketing: https://caodangkinhte.vn/nganh-digital-marketing-hoc-truong-nao/

Nguồn: Cộng đồng Digital Marketing


Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023