Marketing gồm những chuyên ngành nào?

Rate this post

Marketing từ lâu đã trở thành cái tên quen thuộc với trong danh sách ngành đào tạo của hầu hết các trường Cao đẳng, Đại học. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, Marketing ngày càng được mở rộng với những chuyên ngành sâu đặc thù. Vậy chuyên ngành Marketing là gì, học ngành Marketing gồm những chuyên ngành nào? Mỗi chuyên ngành đào tạo kiến thức ra sao? Bài viết sẽ giúp các bạn làm rõ vấn đề này.

Chuyên ngành Marketing là gì?

Chuyên ngành Marketing là khái niệm thu nhỏ và chi tiết hơn ngành Marketing, nó là tập hợp những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu của một ngành học. Ngành học Marketing sẽ là tổng quát và chuyên ngành Marketing chỉ một mảng, một phần của ngành học, bao gồm các vấn đề, các sự việc, các công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Ngành học Marketing bao gồm nhiều chuyên ngành đào tạo như: Quản trị Marketing, Quản trị thương hiệu, Digital Marketing,…

Trong chương trình học, chuyên ngành đào tạo sẽ chỉ được ghi trên bảng điểm, còn ngành đào tạo sẽ được xuất hiện trên bằng tốt nghiệp.

Marketing gồm những chuyên ngành nào
Marketing gồm những chuyên ngành nào

Với sự phát triển không ngừng của thị trường, để đáp ứng nhân sự chất lượng cho thị trường lao động trong lĩnh vực marketing cũng như là giảm thiểu một lượng lớn kiến thức đại cương không cần thiết trong quá trình đào tạo các trường Cao đẳng, Đại học đã dần chuyển hướng mở đào tạo các chuyên ngành Marketing. Từ đó, giúp người học định hướng rõ ràng về nghề nghiệp trong tương lai, tập trung và những kiến thức, kỹ năng cần thiết và tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực của bản thân sau này

Ngành Marketing gồm những chuyên ngành nào? 

Tùy mục tiêu và chương trình đào tạo của mỗi trường, ngành Marketing có thể được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như:

  • Chuyên ngành Quản trị Marketing
  • Quản trị thương hiệu
  • Quản trị Marketing
  • Truyền thông Marketing
  • Digital Marketing
  • Quảng cáo,…

1. Chuyên ngành Marketing thương mại

Marketing thương mại (Trade Marketing) là ngành học tập trung đào tạo kiến thức hỗ trợ trực tiếp cho công việc bán hàng. Ngành học truyền tải giá trị thực sự của thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông.

Sinh viên theo học ngành Marketing thương mại đòi hỏi có kỹ năng đánh giá bao quát thị trường và bao quát ngành hàng để có thể xác định được thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Sau khi tìm được mới có thể tìm được khách hàng đang ở đâu, và tạo ra khách hàng và cuối cùng là định hướng nhu cầu cho họ. Marketing thương mại có điểm khác biệt rõ ràng nhất là tập trung vào việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng.

Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại sinh viên có thể làm việc tại các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên Marketing, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên PR,… với nhiệm vụ thực hiện các kế hoạch marketing thúc đẩy bán hàng: kế hoạch bán hàng, kế hoạch quảng cáo, truyền thông.

2. Chuyên ngành Quản trị thương hiệu

Chương trình học Quản trị thương hiệu cần được xây dựng với mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho quản lý, xây dựng và duy trì tính cạnh tranh của thương hiệu của một doanh nghiệp. Nó bao gồm các hoạt động như tạo dựng, bảo trì và tăng cường giá trị của thương hiệu, từ việc đảm bảo tính tương đồng và tính nhận diện trên toàn thế giới cho đến việc quản lý và phát triển chương trình marketing cho thương hiệu.

Sinh viên theo học chuyên ngành Quản trị thương hiệu sẽ được học cách sáng tạo những nội dung khác biệt, ấn tượng để khắc sâu hình ảnh thương hiệu của công ty mình đối với khách hàng. Có thể bạn chưa biết trong cuộc chiến về định vị thương hiệu, người chiến thắng là không hẳn là người tốt nhất mà là người in đậm dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng khách hàng

3. Chuyên ngành Quản trị Marketing

Có thể coi Quản trị Marketing là “cơ quan đầu não” trong bộ phận Marketing, người làm về quản trị sẽ phải đưa ra kế hoạch cho hoạt động marketing từ việc phân tích đánh giá khách hàng, thị trường để từ đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến.

Sinh viên theo học ngảnh quản trị Marketing sẽ được trang bị kỹ năng đặt mục tiêu cho chiến dịch, giám sát và định hướng ý tưởng hoạt động và đảm bảo được cho những chiến dịch hoạt động đúng tiến độ. Điều này được thực hiện thông qua những con số báo cáo thực tế.

4. Chuyên ngành Truyền thông Marketing

Truyền thông Marketing là một phần quan trọng trong tổng thể chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Đây là một quá trình chiến lược đòi hỏi một tổ chức/ doanh nghiệp phải lập kế hoạch sáng tạo, tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông đa dạng như quảng cáo, xúc tiến bán, khuyến mãi, quan hệ công chúng, sự kiện.

Đặc điểm của lĩnh vực là tính liên tục, liên tục quảng bá, liên tục chăm sóc khách hàng với nhiều hình thức. Bởi vậy, để theo đuổi chuyên ngành này người học không thể thiếu những tố chất như nhạy bén, sáng tạo và bền bỉ.

5. Chuyên ngành Digital Marketing

Chuyên ngành Digital Marketing
Chuyên ngành Digital Marketing

Digital Marketing có thể hiểu đơn giản là triển khai các hoạt động truyền thông trên nền tảng số, trên môi trường Internet bằng cách truyển tải những nội dung dưới dạng video, hình ảnh, văn bản,… 

Digital Marketing là chuyên ngành sử dụng phương tiện truyền thông kĩ thuật số. Dù là chuyên ngành mới, nhưng với tính ứng dụng vào thị trường hiện đại, Digital Marketing nhanh chóng trở thành chuyên ngành học hot bậc nhất. 

6. Chuyên ngành Quảng cáo

Quảng cáo được hiểu là một dạng truyền thông trả phí trên  các phương tiện truyền thông đại chúng. Đặc điểm của ngành quảng cáo là đưa ra thông tin một chiều tuy nhiên những thông tin này cũng cần phải tuân theo quy định của pháp luật.

Vì là truyền thông trả phí nên các chiến dịch quảng cáo sẽ cần có sự khắt khe chất lượng. Người thực hiện cần có kỹ năng nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tượng khán giả để lên kế hoạch về thông điệp, phương tiện truyền thông và tần suất lan tỏa phù hợp với chi phí và đem lại hiệu quả. Có thể sử dụng nhiều hình thức để quảng cáo. Tùy vào mục đích và đối tượng quảng cáo mà sẽ có một hình thức quảng cáo khác nhau. Quảng cáo càng sáng tạo, càng cuốn hút thì sự thành công của chiến dịch quảng cáo càng cao. 

Với chuyên ngành quảng cáo sinh viên sẽ học được rất nhiều kỹ năng như: nghiên cứu, lập kế hoạch, viết nội dung, sản xuất và kỹ thuật

>> Xem thêm 6 vị trí công việc không thể bỏ lỡ khi theo học ngành Marketing

Các chuyên ngành Marketing tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

Hiện nay, Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội mở đào tạo 3 chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị Thương hiệu và Digital Marketing

1. Chuyên ngành Quản trị Marketing

Theo học chuyên ngành Quản trị Marketing tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội các bạn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về:

  • Marketing
  • Tìm kiếm thị trường mục tiêu
  • Phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing, nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

Những môn học gắn liền với chuyên ngành Quản trị marketing là:

  • Quản trị sản phẩm
  • Nghiên cứu Marketing
  • Quản trị kênh phân phối
  • Digital Marketing
  • Marketing quốc tế
  • Marketing dịch vụ
  • Chiến lược Marketing cho thế giới mạng.
Các chuyên ngành Marketing tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

2. Chuyên ngành Quản trị thương hiệu

Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về:

  • Quản lý, phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu
  • Kiến thức chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu
  • Khả năng phân tích thông tin, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu,…

Những kiến thức môn học không thể thiếu của chuyên ngành này là:

  • Quản trị thương hiệu
  • Nhượng quyền thương hiệu
  • Quan hệ công chúng
  • Quảng cáo và khuyến mại
  • Tổ chức sự kiện
  • Phát triển sản phẩm  mới
  • Marketing dịch vụ…

3. Chuyên ngành Digital Marketing

Sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng như:

  • Marketing trên nền tảng số
  • Tìm kiếm, phân tích thị trường
  • Lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình marketing 
  • Kỹ năng quản lý hoạt động marketing của doanh nghiệp 

Những kiến thức môn học không thể thiếu của chuyên ngành này là:

  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Marketing số
  • Quản trị Marketing dịch vụ
  • Marketing mạng xã hội
  • Marketing dịch vụ…

Bên cạnh đó, khi theo học tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội, sinh viên được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng cần thiết cho ngành học như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm,… Chưa hết, sinh viên còn thường xuyên được tổ chức các chương trình tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, workshop trò chuyện cùng chuyên gia,…
Từ những thông tin trên, hy vọng các bạn đã có được lời giải cho câu hỏi Ngành học Marketing là gì? Marketing gồm những chuyên ngành nào? cũng như giúp các bạn về việc nắm rõ về ngành học từ đó định hướng chuẩn xác lĩnh vực chuyên sâu gắn liền với công việc sau này.

Nhận thông tin tư vấn chi tiết về thông tin ngành Marketing

Trường Cao đăng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

VPTS: Tầng 1, nhà A2, khu Văn hóa Nghệ Thuật, đường Hồ Tùng Mâu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 024 668 06 132 –  0822 859 668
Email: caodangkinhte@gmail.com
Website: caodangkinhte.vn


Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023