Marketing thương mại là gì? Ngành này học ở đâu tốt nhất? Marketing thương mại học những gì? Học ngành này ra trường sẽ làm gì? Đây là những câu hỏi “muôn thuở” của các bạn học sinh cuối cấp đang “rục rịch” đi tìm hiều về ngành học theo đuổi sau này.
Mục lục
Chuyên ngành Marketing thương mại (Trade Marketing) được review là ngành học hot, thu nhập cao, công việc ổn định,… do đó nó đã nhận được sự chú ý của rất nhiều bạn học sinh và các bậc phụ huynh. Tuy nhiên cũng chính vì lý do đó nhiều bạn sinh viên chọn ngành học theo xu hướng mà không quan tâm đến việc ngành học đó có phù hợp với bản thân hay không.
Do vậy bài viết dưới đây sẽ đem đến cho các bạn học sinh lớp 12 cái nhìn tổng thể từ A – Z chuyên ngành Marketing thương mại để các bạn có lựa chọn nghành nghề đúng đắn sau này.
Chuyên ngành Marketing thương mại là gì?
Giống với Quản trị thương hiệu, truyền thông Marketing, chuyên ngành Marketing thương mại là phân ngành nhỏ trong thế giới Marketing rộng lớn.
Nếu quản trị thương hiệu chú trọng vào phát triển thương hiệu để củng cố niềm tin cho khách hàng thì Trade Marketing là thấu hiểu khách hàng để dẫn dắt họ đến với sản phẩm của mình từ đó đạt được mục tiêu về tăng doanh số, thị phần, lợi nhuận.
Nói cách khác Marketing thương mại là thương mại hóa chiến lược Marketing, biến hoạt động Marketing trở thành những hoạt động mang tính chất thương mại.
Trade Marketing là khâu quan trọng trong Marketing, nó sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến người mua hàng: khuyến mãi, giảm giá, trưng bày, phát triển kênh phân phối, kích hoạt tại điểm bán,….
Xem thêm 4 chuyên ngành trong thế giới Marketing: https://caodangkinhte.vn/hoc-nganh-marketing-gom-nhung-chuyen-nganh-nao/
Tại sao Mareketing thương mại lại quan trọng đến vậy?
Sản phẩm được xem là linh hồn của 1 doanh nghiệp. Sản phẩm của doanh nghiệp dù tốt đến đâu nhưng nếu không được các địa điểm bán lẻ phân phối đến người bán thì sẽ không ra lợi nhuận và thị phần.
Do đó, muốn cho sản phẩm và thương hiểu bán chạy và đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cần phải có marketers thương mại phân tích được thị trường và nhu cầu, hành vi mua của khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, các ngành hàng cạnh tranh gay gắt với nhau. Cách tốt nhất để doanh nghiệp vượt lên sự cạnh tranh của đối thủ khác là làm nổi bật sản phẩm của mình so với đối thủ khác về giá cả, kênh phân phối và trưng bày sản phẩm tại cửa hàng,…
Vì những lý do trên, do vậy ngành Trade Marketing là ngành luôn “khát” nhân lực và cần được bổ sung đều đặn hàng năm. Vì vậy, sinh viên ra trường với tấm bằng thuộc chuyên ngành Marketing thương mại sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong lĩnh vực này.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại
Là ngành nghề không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào và được các công ty “săn đón” nguồn nhân lực nên sinh viên học chuyên ngành Trade Marketing sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí công việc sau:
- Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh
- Bộ phận quản trị marketing, quản trị phát triển thị trường, thị trường, khách hàng
- Bộ phận nghiên cứu và phát triển; nghiên cứu thị trường, marketing
- Bộ phận quản trị phát triển, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm, dịch vụ thương mại, bộ phận quản trị thương hiệu
- Bộ phận quản trị truyền thông, quản trị giá và định giá sản phẩm
- Bộ phận quản trị hệ thống kênh và mạng phân phối
- Bộ phận quản trị đầu tư, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền
- Bộ phận quản trị bán hàng (bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu) và dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng, quản trị quan hệ khách hàng
- Bộ phận quản trị logistics đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng
- Bộ phận quản trị chất lượng hoặc liên quan đến chất lượng
Nguồn nhân lực Marketing luôn là một ngành có nhu cầu cao tại Việt Nam, ngành mang tính chất năng động sáng tạo và phù hợp với xu hướng mọi thời đại nên đã thu hút nguồn nhân lực lớn nhất hiện nay kể cả các doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh nhỏ. Chính vì vậy mà mức lương của các vị trí trong ngành cũng rất được quan tâm.
Theo thống kê của Adecco Vietnam, tùy vào kinh nghiệm và vị trí, mức lương của lao động ngành Marketing dao động khá lớn, từ mức thấp nhất là 8 triệu đồng/tháng đến mức cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/tháng.
Thường thì thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng.
Học chuyên ngành Trade Marketing ở đâu?
Marketing thương mại là môn học bắt buộc của các bạn sinh viên theo học ngành Marketing. Hiện nay trên cả nước chưa có nhiều trường cao đẳng đưa Trade Marketing thành ngành học độc lập với ngành Marketing.
Ở khu vực phía Bắc, Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội đã sớm đưa chuyên ngành Trade Marketing trở thành ngành học “mũi nhọn” của trường, được chú trọng cả về chất lượng và quy mô đào tạo.
Theo học ngành Marketing thương mại tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội sinh viên được trang bị các kiến thức về:
- Nghiên cứu hành vi khách hàng
- Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ
- Quản trị PR và các tình huống và thực hành marketing kinh doanh và marketing thương mại B2B và B2C
- Marketing trong lĩnh vực thương mại dịch vụ như Marketing ngân hàng, dịch vụ tài chính, nhà hàng…
Những chia sẻ trên của Nhà trường hi vọng hữu ích giúp các bạn học sinh hiểu bước đầu hiều được “học chuyên ngành marketing thương mại ra để làm gì” và biết được liệu mình có phù hợp với các công việc của chuyên ngành hay không.