Ngành kỹ thuật chế biến món ăn là gì? Chương trình đào tạo và tiềm năng phát triển của ngành ra sao?

5/5 - (2 bình chọn)

Ẩm thực là một phần không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó không chỉ là nhu cầu sinh lý mà còn là nhu cầu tinh thần, thể hiện văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc. Ngành kỹ thuật chế biến món ăn là ngành học đào tạo những người có kiến thức và kỹ năng về chế biến món ăn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vậy ngành chế biến món ăn là gì? 

1. Ngành kỹ thuật chế biến món ăn là gì?

Ngành chế biến món ăn
Ngành chế biến món ăn

Ngành kỹ thuật chế biến món ăn là gì? Đó là ngành học kỹ thuật tổng hợp tất cả các kiến thức về ẩm thực, cùng với đó là các kiến thức về dinh dưỡng. Từ đó đào tạo ra những đầu bếp có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp chế biến ra các món ăn, các loại bánh, món tráng miệng của nhiều nền ẩm thực khác nhau trên thế giới như bếp Việt, Bếp Á, ÂU, hay các loại bánh,…

Ngoài ra, theo học ngành này sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức liên quan tới kinh doanh ăn uống, khẩu vị và văn hóa ẩm thực của thực khách các nước. Được học về các công việc tổ chức tiệc, quản trị nhân lực, quản lý chi phí hay kỹ năng làm việc nhóm, lên thực đơn, xử lý tình huống phát sinh, có cơ hội giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ.

 2. Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật chế biến món ăn 

Chương trình đào tạo ngành chế biến món ăn
Chương trình đào tạo ngành chế biến món ăn

Ngành kỹ thuật chế biến món ăn được đào tạo ở các cấp độ khác nhau, từ trung cấp đến đại học.

Chương trình đào tạo hệ đại học

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật chế biến món ăn hệ đại học thường kéo dài trong 4 năm. Cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng toàn diện về kỹ năng chế biến gồm:

  • Kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm: Học viên được học về các kiến thức chuyên sâu về dinh dưỡng và thực phẩm. Bao gồm cách nghiên cứu thị trường ẩm thực, cách phát triển sản phẩm ẩm thực mới,…
  • Kỹ thuật chế biến món ăn: Học viên được học về các kỹ thuật chế biến chuyên nghiệp, gồm cách trang trí , cách trình bày các món ăn,…
  • Quản lý nhà hàng, khách sạn: Học viên được học về cách quản lý hoạt động của nhà hàng, khách sạn một cách hiệu quả.

Chương trình đào tạo hệ cao đẳng

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật chế biến món ăn hệ cao đẳng thường kéo dài trong 3 năm. Sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn về chế biến món ăn gồm:

  • Kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm: Học viên được học về các kiến thức nâng cao về dinh dưỡng và thực phẩm, gồm cách tính toán khẩu phần ăn, cách thiết kế thực đơn,…
  • Kỹ thuật chế biến món ăn: Học viên được học về các kỹ thuật chế biến nâng cao, gồm chế biến  các món Âu, Á, chay,…
  • Quản lý nhà hàng, khách sạn: Học viên được học về cách quản lý hoạt động của nhà hàng, khách sạn một cách toàn diện.

Chương trình đào tạo hệ trung cấp

Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật chế biến món ăn hệ trung cấp thường kéo dài trong 2 năm. Sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về chế biến món ăn gồm:

  • Kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm: Học viên được học về các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm, nhu cầu dinh dưỡng của con người, cách bảo quản thực phẩm,…
  • Kỹ thuật chế biến món ăn: Học viên được học về các kỹ thuật cơ bản về chế biến, bao gồm nấu, xào, rán, nướng, hấp,…
  • Quản lý nhà hàng, khách sạn: Học viên được học về cách tổ chức và quản lý hoạt động của bộ phận bếp trong nhà hàng, khách sạn.

3.Tiềm năng phát triển ngành kỹ thuật chế biến món ăn

những tiềm năng phát triển của ngành chế biến món ăn
Những tiềm năng phát triển của ngành chế biến món ăn

Ngành chế biến món ăn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Do nhu cầu ẩm thực của con người ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, xu hướng ẩm thực quốc tế cũng đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên mới ra trường.

Dưới đây là một số yếu tố thúc đẩy tiềm năng phát triển của ngành chế biến món ăn:

  • Tăng trưởng kinh tế: Khi kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ ăn uống cũng tăng lên.
  • Thay đổi lối sống: Người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe và dinh dưỡng, dẫn đến nhu cầu sử dụng các món ăn lành mạnh, hợp vệ sinh ngày càng tăng.
  • Xu hướng ẩm thực quốc tế: Các món ăn quốc tế đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tạo ra nhu cầu về các đầu bếp có khả năng chế biến các món ăn này.

Hy vọng những thông tin trên bài viết của Cao đẳng kinh tế sẽ giúp giải đáp được những thắc mắc cơ bản ngành kỹ thuật chế biến món ăn giúp ích được cho sinh viên chuẩn bị theo học ngành này


Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023