Bạn muốn tìm hiểu thông tin ngành thương mại điện tử là ngành gì. Bạn muốn học ngành thương mại điện tử. Những vẫn đang phân vân không biết có nên học hay không. Bài viết giúp bạn phần nào có quyết định đúng đắn trước khi chọn ngành học sau khi tốt nghiệp.
Mục lục
Thương mại điện tử (TMĐT) đang lên ngôi trong thời đại công nghệ 4.0 do đó đây là ngành học dẫn đầu xu hướng nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Là ngành học còn mới cho nên nhiều câu hỏi thắc mắc được đặt ra với ngành học Thương mại điện tử là ngành gì. Có rất nhiều câu hỏi được các bạn học sinh gửi về ban tuyển sinh của trường. Hãy cùng nhà trường giải đáp toàn bộ thắc mắc về ngành học TMĐT ở bài viết dưới đây.
1. Ngành Thương mại điện tử là ngành gì?
Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh, nhưng khác với hoạt động kinh doanh truyền thống như mua bán trực tiếp tại quầy thanh toán bằng tiền mặt thì thương mại điện tử là hình thức mua – bán dựa trên thiết bị điện tử.
Trong chủ đề “Steven Jobs: Điều vĩ đại tiếp theo”, Nhà sáng lập của Apple đã chia sẻ rằng: “Bản chất cốt lõi để Web và Internet phát triển trong tương lại chính là thương mại. Các trung tâm thương mại trên Internet sẽ xuất hiện. Nó sẽ giúp các nhà cung cấp sản phẩm tiếp cận trực tiếp và nhanh nhất với người tiêu dùng”.
Thương mại điện tử ngày càng có tốc độ phát triển mạnh và mua sắm trên trang thương mại điện tử đã trở thành thói quen của nhiều người.
Ví dụ về các hoạt động trong TMĐT: sàn thương mại điện tử: Amazon, Alibaba, Shopee, Tiki,…; website bán hàng; dịch vụ công trực tuyến của chính phủ;….
2. Ngành Thương mại điện tử có phải nặng về mảng lập trình không?
Một trong những yêu cầu khi học thương mại điện tử là bạn phải bắt buộc hiểu về công nghệ thông tin. Việc hiểu ít hay nhiều, giỏi hay không còn phụ thuộc vào hướng đi mà các bạn lựa chọn.
Nếu không giỏi về công nghệ thông tin bạn có thể định hướng bản thân về những lĩnh vực như: chăm sóc, liên hệ khách hàng trên các kênh Online, Quản trị Fanpage,…
Trong chương trình đào tạo ngành học thương mại điện tử tại các trường Đại học, Cao đẳng có môn học như:
- Thiết kế và triển khai Website
- Mạng máy tính
- Cơ sở dữ lập
- Cơ sở lập trình,….
Nhìn chung, kiến thức về lập trình dành cho “dân” kinh tế sẽ không hề “khó nhai” như kiến thức dành cho “dân” chuyên ngành công nghệ thông tin. Do đó nếu bạn vừa yêu thích kinh doanh, vừa yêu thích công nghệ có thể theo học Thương mại điện tử và có thể “tự tay” thiết kế website thương mại điện tử với đầy đủ chức năng.
3. Con gái có nên học Thương mại điện tử không?
Rất nhiều bạn nữ e ngại khi đăng ký ngành Thương mại điện tử do nhiều bạn quan niệm sai rằng Thương mại điện tử sẽ phải học nhiều về lập trình. Nhưng trên thực tế, số lượng nhân viên nữ làm việc về lĩnh vực Thương mại điện tử lại chiếm số đông, các bạn nữ có nhiều cơ hội phát triển khi theo đuổi ngành TMĐT.
Một số vị trí trong lĩnh vực thương mại điện tử mà các bạn nữ có thể đảm nhận: viết nội dung cho website, fanpage, blog,…; chăm sóc khách hàng; quản trị fanpage;….
4. Ngành thương mại điện tử xét tuyển khối nào?
Năm 2024, các trường đại học cao đẳng xét tuyển ngành học Thương mại điện tử theo 2 hình thức chủ yếu: xét tuyển qua điểm thị THPTQG và xét tuyển học bạ.
Hình thức xét tuyển thông qua điểm thi: Các trường đại học, cao đẳng xét tuyển điểm thi ngành TMĐTthông qua 4 tổ hợp môn chính: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), D01 (Toán, Văn, Anh), D07 (Văn, Anh, Hóa).
Hình thức xét học bạ: Một số trường xét tuyển học bạ ngành TMĐT dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của các lớp có thể 10, 11, 12. Ở mỗi trường sẽ có điều kiện
5. Học Thương mại điện tử học trường nào?
Do là ngành học mới du nhập vào nước ta nên chưa được nhiều trường đưa vào đào tạo. Ở khu vực phía Bắc, có thể kể đến một số trường đào tạo ngành thương mại điện tử uy tín và có chất lượng như:
- Đại học Thương Mại
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
- Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
6. Học phí ngành Thương mại điện tử?
Ở mỗi trường sẽ quy định về mức học phí khác nhau. Các bạn có thể tham khảo mức học phí tại một số trường:
- Đại học Thương mại: mức học phí ngành TMĐT hiện tại là 15.700.000 VNĐ/ năm
- Đại học Kinh tế Quốc dân: mức học phí ngành TMĐT hiện tại là 1.650.000 VNĐ/ tháng
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: mức học phí ngành TMĐT hiện tại là 16.500.000 VNĐ đến 17.500.000 VNĐ/năm
- Viện đại học Mở Hà Nội: mức học phí ngành TMĐT hiện tại là 13.685.000 VNĐ/ năm
Hiện nay các trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho nên mức học phí cụ thể mỗi năm sẽ khác nhau và dao động quanh mức học phí chung
7. Học Thương mại điện tử ra trường làm gì?
Đây là câu hỏi được nhiều bạn học sinh và phụ huynh quan tâm. Rất nhiều bạn học sinh đưa câu hỏi như “Ngành TMĐT có dễ xin việc không?”, “Học thương mại điện tử xong làm gì?”. Tham khảo ngay các vị trí trong lĩnh vực TMĐT nhé:
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp
- Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành
- Giảng viên ngành TMĐT tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp…
8. Nộp hồ sơ học Thương mại điện tử ở đâu
Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
Địa chỉ: Đường Văn Tiến Dũng, phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Văn Phòng Tuyển Sinh: Tầng 1, nhà A2, khu Văn hóa Nghệ Thuật, đường Hồ Tùng Mâu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện Thoại: 024 668 06 132 – 0822 859 668
Website: https://caodangkinhte.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/caodangkinhte/
Đăng ký trực tuyến: https://tuyensinh.caodangkinhte.vn/
Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp thắc mắc của các bạn học sinh về câu hỏi Thương mại điện tử là ngành gì?. TMĐT đang trong giai đoạn “vàng” vì vậy các bạn học sinh, sinh viên nắm chặt các cơ hội để dễ dàng thăng tiến trong tương lai.