Chương Trình Đào Tạo Ngành Cao đẳng Kế Toán

Tên ngành, nghề: Kế toán

Mã ngành: 6340302

Trình độ đào tạo: Cao đẳng.

Hình thức đào tạo: Tập trung.

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.

Thời gian đào tạo: 3 năm

1. Mục tiêu đào tạo:

1.1 Mục tiêu chung:

Chương trình đào tạo cử nhân Kế toán của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội nhằm đào tạo nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế- xã hội, quản lý và kinh doanh; có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán; có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc.

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có thể:

  • Nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán trong mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Vận dụng tốt những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị, quản lý và kinh doanh vào lĩnh vực Kế toán;
  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản và thông thạo phần mềm chuyên dụng, sử dụng được ngoại ngữ (Tiếng Anh) trong công việc, có các kỹ năng, phương pháp, công cụ làm việc hiệu quả phục vụ công việc; có khả năng cập nhật kiến thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và học tập nâng cao trình độ;
  • Thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán;
  • Có ý thức về đạo đức, có sức khỏe, có trách nhiệm trong chuyên môn nghề nghiệp cũng như ý thức bảo vệ lợi ích tổ chức và quốc gia;

Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng “Kế toán: có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Với các yêu cầu cụ thể:

1.2 Mục tiêu cụ thể:

* Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

– Kiến thức:

  • Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực chính trị, hiểu rõ ý nghĩa, tác dụng của công tác giáo dục thể chất trong trường học.
  • Có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật độ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong tình hình mới.
  • Có kiến thức cơ bản về kinh tế, luật kinh tế, tài chính – tiền tệ, thống kê, thuế; hiểu biết cơ bản về một số ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, v.v…. Nắm được các kiến thức cơ bản về quản trị doanh nghiệp, marketing, kế hoạch tài chính, … của doanh nghiệp.
  • Nắm vững phương pháp, kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin thông tin kế toán tài chính đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người sử dụng thông tin ở trong và ngoài doanh nghiệp phù hợp với chuẩn mực kế toán và yêu cầu của luật pháp.
  • Biết cách thiết kế, phân tích và sử dụng thông tin kế toán để trợ giúp các nhà quản trị ra quyết định quản trị, điều hành doanh nghiệp hiệu quả.
  • Vận dụng kiến thức về tổ chức công tác kế toán bao gồm: tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức quy trình kế toán; tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, các báo cáo kế toán chi tiết và tổng hợp đáp ứng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và các đơn vị HCSN.
  • Có kiến thức về tin học đáp ứng yêu cầu của chuyên môn kế toán
  • Vận dụng, phân tích và đánh giá được một số vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực kế toán – kiểm toán của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; có thể lập và phân tích được báo cáo tài chính; phân tích, đánh giá được một số qui trình kiểm toán và kiểm soát nội bộ; tham gia phân tích dự báo tài chính doanh nghiệp.

– Kỹ năng kiến thức:

  • Kỹ năng lập, phân loại, tổng hợp chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp. Có kiến thức thực tiễn về kế toán, kiểm toán, tiếp cận và hoàn thành tốt các vị trí công việc được phân công.
  • Kỹ năng lập các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trong các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính, sự nghiệp; kỹ năng lập tờ khai thuế và báo cáo thuế.
  • Kỹ năng thực hành phần mềm kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp;
  • Kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp, tư vấn cho các lãnh đạo doanh nghiệp về lĩnh vực kế toán và tham gia xây dựng mô hình chung về tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp;
  • Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống và giải quyết các vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán trong các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Có kỹ năng lập, kê khai, quyết toán thuế trong các loại hình doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp.
  • Có kỹ năng lập và phân tích dự toán, kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, phân tích tài chính, phân tích kinh doanh.

– Kỹ năng mềm:

  • Có kỹ năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động trong tổ chức; phong cách làm việc chuyên nghiệp, tầm nhìn sâu rộng và kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.
  • Có kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, ..
  • Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, …
  • Có kỹ năng sử dụng Tiếng Anh hiệu quả trong giao tiếp, học tập, công việc, nghiên cứu.
  • Sử dụng thành thạo, hiệu quả các công cụ, phần mềm tin học văn phòng,  phần mềm chuyên ngành để giải quyết các vấn đề chuyên mô.

– Đạo đức:

  • Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và nôi quy của đơn vị công tác.
  • Năng động, chủ động cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và áp dụng sáng tạo trong công việc.
  • Có trách nhiệm với công việc được giao, chủ động, sáng tạo và có ý thức quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của bản thân và đơn vị công tác.
  • Tự tin, có bản lĩnh và tự khẳng định năng lực của bản thân, có tinh thần cộng đồng, tập thể, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, trân trọng các giá trị đạo đức của dân tộc, hiểu biết vai trò của ngành kế toán trong cộng đồng để nâng cao giá trị của cuộc sống.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Hoàn thành chương trình đào tạo nghề “Kế toán”, người học có khả năng làm việc tại các bộ phận trong các doanh nghiệp:

  • Chuyên viên kế toán (kế toán trưởng, kế toán thanh toán, kế toán nguyên vật liệu…), kiểm toán (kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập…), tài chính (chuyên viên tài chính, chuyên viên phân tích tài chính, chuyên viên thẩm định tín dụng, chuyên viên thẩm định dự án đầu tư, giao dịch viên…) trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước; nhân viên kế toán trong các đơn vị HCSN và trong các các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
  • Nhân viên tư vấn kế toán, thuế và tài chính trong các công ty tư vấn thuế;
  • Tự tạo lập công ty dịch vụ kế toán để tìm kiếm cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân;
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng viên về kế toán tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán.

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ MÔN HỌC

– Số lượng môn học, mô đun, học phần : 33

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học : 2535 giờ

– Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun học phần chuyên môn : 2100 giờ

– Khối lượng lý thuyết : 510 giờ ; Thực hành, thực tập: 1515 giờ

– Thời gian khóa học : 3 năm.

– Phương pháp đào tạo : Theo niên chế.

3. Nội dung chương trình

Chuong trinh khung- ke toan

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023