Cùng với sự phát triển như vũ bảo của Internet, thuật ngữ “marketing” không còn trở nên xa lạ. Đã có những lời nhận định từ các chuyên gia trong và ngoài ngành rằng “Marketing Việt Nam như một con sư tử đang ngủ yên chưa được đánh thức”. Và thực tế tiềm năng này không chỉ dừng lại ở ý nghĩa đối với khách hàng, doanh nghiệp mà nó bao gồm cả lời hứa hẹn về cơ hội việc làm cho không ít người. Marketing nói chung và ngành Quản trị Marketing nói riêng đang được nhiều bạn học sinh và các bậc phụ huynh quan tâm và có nguyện vọng theo đuổi sau khi tốt nghiệp THPT
Mục lục
Quản trị Marketing tuy là ngành có mức thu nhập hấp dẫn nhưng chưa được đáp ứng đủ nguồn nhân lực dó đó đây là ngành học đầy tiềm năng và được nhiều bạn học sinh có nguyện vọng đăng ký. Tuy nhiên hiện nay chưa có nhiều kênh truyền thông cung cấp đầy đủ thông tin về ngành học giúp các bạn học sinh có cái nhìn cụ thể, tổng quát. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề về ngành Quản trị Marketing như “Ngành Quản trị Marketing là gì? Nhu cầu nhân lực ngành Quản trị Marketing ra sao?
Tìm hiểu ngành Quản trị Markteting
Quản trị Marketing đang là ngành học khá mới, là ngành được tích hợp từ ngành Quản trị kinh doanh và Markting, mà trong xu thế hiện nay thì đây là 2 ngành học được các chuyên gia kinh tế đanh giá là ngành nghề có tiềm năng và có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hội nhập hiện nay.
Quản trị Marketing là quá trình lập kế hoạch và và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa; dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu; thỏa mãn những khách hàng mục tiêu và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp; tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và các nhóm công chúng để có những cuộc thảo luận, phản hồi tích cực…
Công việc của người làm quản trị Marketing là thu thập và tổng hợp những thông tin liên quan đến khách hàng, thị tường,… sau đó cung cấp thông tin đó cho bộ phận Marketing để làm dữ liệu phân tích
Cơ hội việc làm ngành Quản trị Marketing cao nhất trong lịch sử
Quản trị marketing là mắt xích quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu thiếu mắt xích đó hoặc mắt xích đó lỏng lẻo thì sẽ ảnh hưởng đến cả một chuỗi kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nhiều năm gần đây, nhu cầu nhân sự ngành Marketing luôn là vấn đề nóng do nhiều thương hiệu xuất hiện và định vị tại thị trường Việt Nam. Có hàng nghìn cơ hội cho các Marketer muốn phát triển sự nghiệp tại Việt Nam, mặc dù được các nhà tuyển dụng chi trả mức lương cao nhưng nguồn nhân lực luông trong tình trạng khan hiếm và cần được bổ sung liên tục. Tổng số nhân sự trong ngành quản trị Marketing ước tính năm 2020 là khoảng 922.999, so với năm 2019 thì tăng 22,5%.
Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị Marketing
Ngành Marketing nói chung và chuyên ngành Quản trị Marketing nói riêng đem đến nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc tại mọi vị trí công việc trong bộ phận Marketing tại bất kì doanh nghiệp nào cụ thể:
- Chuyên viên Marketing phụ trách phát triển sản phẩm, phân phối, quảng cáo, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, sáng tạo, nghiên cứu thị trường, phụ trách Digital marketing, quản trị mạng xã hội, quan hệ khách hàng
- Kinh doanh trong các doanh nghiệp, tổ chức hoặc làm các dịch vụ Marketing hoặc tự khởi nghiệp
Hi vọng bài viết trên phần nào “gỡ rối” những câu hỏi của các bạn học sinh đối với chủ đề Quản trị Marketing. Dù là ngành học đầy tiềm năng nhưng nếu sinh viên không chủ động tìm tòi học hỏi thì sẽ không có nhiều cơ hội việc làm. Vì vậy khi theo đuổi ngành Quản trị Marketing, ngoài các kiến thức chuyên ngành sinh vien nên trang bị, trau dồi các kiến thức về ngoại ngữ, kỹ năng mềm khác.