Marketing mà người Việt vẫn thường hay hiểu đó là “Tiếp thị”. Tuy nhiên nếu bạn thực sự học và muốn tìm hiểu về “Marketing”. Bạn sẽ có một định nghĩa hoàn toàn khác về từ này. Thậm chí, không có một từ nào trong Tiếng Việt đầy đủ ý nghĩa để biểu thị cho Marketing.
Mục lục
Có thể nói, Marketing bao gồm rất nhiều hoạt động. Nó cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Mục tiêu của Marketing thường xoay quanh hoạt động phát triển sản phẩm. Ngoài ra, Marketing còn xây dựng các chiến lược xúc tiến và định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
Hiện nay, có rất nhiều học sinh lớp 12 có nhu cầu đăng ký xét tuyển vào ngành Marketing. Tuy nhiên, tìm hiểu tốt nghiệp ngành Marketing ra trường làm gì? Và những vị trí thực sự phù hợp với mình sẽ luôn là các câu hỏi cần được giải đáp.
Học ngành marketing ra trường làm gì ?
a, Giám đốc Marketing
Đây là một vị trí cao nhất trong phòng Marketing. Là người quản lý hầu hết các vấn đề liên quan đến Marketing hàng hoá sản phẩm. Đảm nhiệm vai trò xây dựng giá trị về mặt quảng bá và thương hiệu của doanh nghiệp. Một số công việc chính của giám đốc Marketing là:
- Đưa ra tiêu chuẩn, định hướng hay KPIs (các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công việc) của Marketing.
- Quản lý và triển khai ngân sách của các hoạt động Marketing.
- Thuyết trình tại các sự kiện
- Phát ngôn trên truyền thông và làm đại diện cho công ty.
- Có thể đóng cả vai trò của Giám đốc thương hiệu (tùy công ty);…v.v
b, Trưởng Phòng Marketing:
Gắn với các công việc từ chuyên môn như lên kế hoạch, tổ chức và quản trị nhân sự phòng Marketing. Theo dõi cũng như tối ưu hiệu quả các mục tiêu Marketing chung. Đến cả những nhiệm vụ mang tính chiến thuật nhỏ hơn. Tùy vào quy mô của một số công ty, đôi khi Giám đốc Marketing có thể kiêm luôn nhiệm vụ của trưởng phòng Marketing.
c, Nhân viên Marketing PPC:
Đây là vị trí phụ trách triển khai và theo dõi các chiến dịch marketing. Thường thì nhân viên marketing PPC sẽ đảm nhận các nhiệm vụ như: phân tích, đánh giá dữ liệu và đưa ra chiến lược làm sao để tăng doanh số cho doanh nghiệp thông qua quảng cáo. Kiểm soát chất lượng hoạt động quảng cáo( như landing page,…). Xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến chuyên môn và báo cáo hiệu quả quảng cáo hàng tuần.
d, Nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi:
Là người sẽ đánh giá, phân tích dữ liệu của một hay nhiều chiến dịch bất kỳ trong hoạt động Marketing. Điều này bao gồm tất tần tật cả về sáng tạo hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong (đặc biệt là trong Digital Marketing). Các công việc chủ yếu của vị trí này có thể liên quan như: Thiết kế thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo. Thiết kế hình ảnh, nội dung dưới các hình thức. Và xử lý các yêu cầu về sáng tạo ý tưởng thiết kế…v.v
e, Nhân viên SEO Website:
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, nhân viên SEO có thể giữ vai trò quan trọng nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, trong thời đại của công nghệ 4.0 ngày nay, nhân viên SEO luôn là những người cần thiết trong mỗi hoạt động của doanh nghiệp. Công viêc thường có của nhân viên SEO sẽ là:
- Nghiên cứu từ khóa
- Cách thức xây dựng chiến lược đẩy cao thứ hạng website của công ty
- Đánh giá lưu lượng tương tác giữa khách hàng đối với chủ đề mà hoạt động Marketing của doanh nghiệp đang hướng (thông qua phân tích dữ liệu SEO)
- Viết bài chuẩn SEO
- Tối ưu SEO
- Xây dựng chiến dịch bài viết
Trên đây là những thông tin việc làm trong ngành marketing. Hy vọng rằng qua bài viết này, giúp bạn giải quyết được câu hỏi: “Tốt Nghiệp Ngành Marketing Ra Trường Làm Gì ??”. Hiểu được điều này giúp bạn có lựa chọn đúng đắn khi chọn ngành nghề sau khi tốt nghiệp lớp 12.