Marketing quản trị thương hiệu là làm gì? Mức lương của ngành marketing Quản trị Thương hiệu có cao không?

5/5 - (1 bình chọn)

Marketing quản trị thương hiệu là toàn bộ những hoạt động tạo giá trị cốt lõi và xây dựng hình ảnh của thương hiệu được đi đúng tiến độ và mục tiêu đề ra. Vậy cụ thể Marketing quản trị thương hiệu là làm gì? Mức lương của ngành marketing quản trị thương hiệu có cao không? Cùng Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Marketing-quan-tri-thuong-hieu-la-lam-gi
Marketing quản trị thương hiệu là làm gì?

Tầm quan trọng của marketing quản trị thương hiệu

Chuyên gia tư vấn cho các thương hiệu nổi tiếng P&G, Walt Disney, Cocacola – Eric Schulz từng nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị thương hiệu rằng: “Thực hiện công việc quản trị đối với thương hiệu sẽ giúp hạn chế những khó khăn trong việc triển khai, qua việc định hình rõ ràng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau với những lợi ích khác nhau. Điều này hoàn toàn quan trọng với một thương hiệu có nhiều danh mục sản phẩm khác nhau.”

Mot-ke-hoach-Quan-tri-thuong-hieu-thanh-cong-se-dem-lai-rat-nhieu-loi-ich
Một kế hoạch Quản trị thương hiệu thành công sẽ đem lại rất nhiều lợi ích

Thật không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Quản trị thương hiệu trong doanh nghiệp vì khi đã tạo được thương hiệu cho sản phẩm sẽ tạo được chỗ đứng trong thị trường và trong lòng khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu nhằm tạo ra sự tin tưởng khắc sâu vào trong tâm trí cũng như tạo sự an tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm đó. Một kế hoạch Quản trị thương hiệu thành công sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Tăng nhận thức của thị trường về thương hiệu.
  • Hỗ trợ phát triển chiến lược định vị thương hiệu
  • Xây dựng được lòng tin và sự trung thành của người tiêu dùng.
  • Tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng.
  • Tăng khả năng bán hàng và doanh số của sản phẩm.
  • Tránh được bẫy cạnh tranh và giảm giá sản phẩm.
  • Tăng khả năng bán hàng và doanh số của sản phẩm.

>> Xem thêm: ngành Marketing quản trị thương hiệu

Các công việc của Marketing quản trị thương hiệu

Marketing quản trị thương hiệu đóng một vai trò quan trọng để tạo ra định hướng tiếp cận và phát triển của thương hiệu. Vậy Marketing quản trị thương hiệu là làm gì? Cụ thể công việc như thế nào?

Quản lý tài sản thương hiệu

Tài sản của thương hiệu, là những yếu tố mà khách hàng và người tiêu dùng có thể trải nghiệm và ghi nhớ. Do đó việc quản trị thương hiệu sẽ bao gồm công việc quản lý các tài sản này. Quá trình quản lý những tài sản này bao gồm việc xây dựng và duy trì các yêu tố hữu hình nói trên, bao gồm các hoạt động bao gồm:

  • Tạo lặp tài sản của thương hiệu
  • Tạo một hệ thống lưu trữ tài sản thương hiệu
  • Hướng dẫn truy cập hệ thống và cách sử dụng cho các nhóm làm việc
  • Kiểm tra tài sản định kỳ để thay đổi sửa chữa khi cần thiết
  • Bảo vệ những yếu tố tạo thành cũng như giữ gìn những tài sản của thương hiệu

Quản lý hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của người mua hàng. Hình ảnh thương hiệu có thể được sử dụng trong Marketing để tiếp thị trên các kênh truyền thông kỹ thuật số, billboard, poster….hoặc dùng như một tài sản độc lập của doanh nghiệp như bộ nhận diện thương hiệu (danh thiếp, thông cáo báo chí, bìa thư…)

Để đảm bảo hình ảnh thương hiệu đang thể hiện tốt, người làm Marketing cần trả lời một số câu hỏi sau:

  • Hình ảnh xuất hiện có đang theo đúng guideline đặt ra?
  • Hình ảnh thương hiệu ảnh hương đến nhận thức khách hàng như thế nào?
  • Mục tiêu phát tán hình trên các kênh có đạt được chỉ tiêu số lượng hay không?
  • Có bao nhiêu feedback cần cải thiện hình ảnh thương hiệu? Giải pháp cải thiện là gì?

Quản lý giá trị thương hiệu trên thị trường

Quản lý giá trị thương hiệu trên thị thương nhằm mục đích tránh khỏi bẫy cạnh tranh giá, giữ vững giá trị giữa vô vàn thương hiệu trên thị trường. Và để làm tốt việc này, người làm Marketing quản trị thương hiệu cần:

  • Nắm được ý kiến của khách hàng về hình ảnh của thương hiệu
  • Kiểm tra hướng đi của thương hiệu, bảo đảm đúng với mục tiêu đã đặt ra
  • Bảo đảm lợi ích thương hiệu phải đáp ứng được xu thế của thị trường
  • Theo dõi và quan sát mức cạnh tranh của thị trường
Marketing quản trị thương hiệu đóng một vai trò quan trọng để tạo ra định hướng tiếp cận và phát triển của thương hiệu
Marketing quản trị thương hiệu đóng một vai trò quan trọng để tạo ra định hướng tiếp cận và phát triển của thương hiệu

Kiểm tra danh mục đầu tư của thương hiệu

Danh mục đầu tư của thương hiệu được tạo ra để quản trị thương hiệu con, sản phẩm, dịch vụ đầu tư tạo ra để phục vụ các nhóm đối tượng là khách hàng của doanh nghiệp. Việc tạo một danh mục đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc kiểm tra toàn bộ sản phẩm dịch vụ cũng như để quyết định các chính sách phù hợp.

Một danh mục đầu tư của thương hiệu chi tiết cần có các thông tin sau:

  • Chi phí đầu tư cho hoạt động thương hiệu là bao nhiêu?
  • Chỉ số ROI [(lợi nhuận ròng/ đầu tư) x 100%] là bao nhiêu so với cùng kỳ năm ngoái?
  • Mức đầu tư hiện có đang vượt quá ngân sách đề ra? Hướng giải quyết cho vấn đề này là gì?

Quản lý tiến trình và đo lường tính hiệu quả

Quản lý và đo lường hiệu quả của kế hoạch nhằm nắm bắt chính xác giá trị thương hiệu đã đem lại, những giá trị này cũng phản ánh được độ lan tỏa của thương hiệu đến với khách hàng hay phản ứng của khách hàng với sản phẩm hay dịch vụ. Tùy vào từng chiến dịch của thương hiệu sẽ có các chỉ số đo lường khách nhau:

  • Mục tiêu truyền thông: Mức độ nhận biết thương hiệu, chất lượng hoạt động thương hiệu
  • Mục tiêu tiếp cận: Số lượng người tiếp cận, phần trăm tương tác, số lượng phản hồi tích cực lẫn tiêu cực
  • Mục tiêu kinh doanh: Doanh số/ sản lượng thương hiệu so với thị trường, tốc độ phát triển thương hiệu trong toàn ngành

Các vị trí việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Marketing quản trị thương hiệu

Sinh viên sau khi tốt nghiệp Marketing Quản trị thương hiệu có thể làm việc tại nhiều bộ phận và đơn vị khác nhau trong doanh nghiệp, tổ chức như:

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, quảng cáo, quan hệ công chúng, phát triển và quản trị thương hiệu tại các doanh nghiệp
  • Cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing, quản lý tổ chức kế hoạch marketing, tổ chức thực hiện các hoạt động quan hệ khách hàng tại các công ty chuyên về truyền thông, tổ chức sự kiện, quảng cáo,…
  • Giảng dạy, nghiên cứu về marketing quản trị thương hiệu tại các trường Đại học, Cao đẳng

Mức lương ngành marketing quản trị thương hiệu

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, các công ty, tổ chức ngày càng chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho mình. Đây là cơ hội lớn cho những sinh viên theo học ngành Marketing quản trị thương hiệu. Thực tế, hiện tại ở Việt Nam những công ty thực sự có phòng Marketing quản trị thương hiệu riêng không nhiều, đa phần chỉ có những tập đoàn lớn hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài họ sẽ có hướng làm bài bản và cụ thể cho thương hiệu. Tuy nhiên, sinh viên thương hiệu có thể rẽ ngang làm rất nhiều công việc liên quan đến truyền thông, thương hiệu, marketing…

Nếu làm đúng chuyên ngành, một chuyên gia Marketing quản trị thương hiệu có thể có mức lương từ 1000 đến 2000 USD trở lên. Nếu giữ vị trí từ cấp quản lý, mức lương thường dao động từ 3000 USD trở lên. Còn đối với những sinh viên mới ra trường, hoặc ở cấp nhân viên sẽ có mức lương từ 400 USD trở lên.

Hy vọng qua bài viết trên giúp ích cho các bạn học sinh cuối cấp và các bạn học sinh, sinh viên yêu thích ngành Marketing nói chung và chuyên ngành marketing quản trị thương hiệu nói riêng. Cho dù theo học bất kỳ ngành học nào, ngoài kiến thức chuyên ngành trên lớp, sinh viên cần phải tìm hiểu và rèn luyện kỹ năng thực tế liên quan đến kiến thức được giảng dạy.

Nhận thông tin tư vấn chi tiết về thông tin ngành marketing quản trị thương hiệu

Trường Cao đăng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

VPTS: Tầng 1, nhà A2, khu Văn hóa Nghệ Thuật, đường Hồ Tùng Mâu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 024 668 06 132 –  0822 859 668
Email: caodangkinhte@gmail.com
Website: caodangkinhte.vn


Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023