Mã nghề: 6810201
Thời gian học: 2 năm
Hệ đào tạo: Cao đẳng Chính quy
Ngành Quản trị khách sạn (tiếng Anh là Hotel Management) là ngành học quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý. Người quản lý phải lập các báo cáo kết quả tài chính, các bản thu – chi; lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm…
Mục tiêu của ngành Quản trị khách sạn là đào tạo sinh viên có kỹ năng, năng lực và phẩm chất đạo đức để hoạt động và làm việc trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng. Cung cấp cho sinh viên kiến thức về kinh doanh lưu trú và các kỹ năng nghiệp vụ khách sạn theo tiêu chuẩn của Tổng cục Du lịch Việt Nam và châu Âu, đồng thời rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trong ngành Quản trị khách sạn thực tế
Chương trình đào tạo
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
– Chương trình đào tạo Cao đẳng nghề “Quản trị khách sạn” nhằm trang bị cho người học có kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành về các nghiệp vụ cơ bản của khách sạn như: lễ tân, nhà hàng, buồng, ăn uống, phục vụ tiệc, hội nghị hội thảo. Với các môn học tự chọn được phân ba nhóm gắn với ba chuyên ngành hẹp: quản trị lưu trú, quản trị nhà hàng và quản trị hội nghị, hội thảo, người học có thể lựa chọn con đường thăng tiến, phát triển nghề nghiệp của mình theo một trong ba lĩnh vực đã nêu;
– Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung và chuyên sâu, chương trình đào tạo còn trang bị cho người học đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, phong cách chuyên nghiệp và sức khỏe tốt;
– Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm tại bộ phận lưu trú, ăn uống hoặc hội nghị hội thảo; có thể đảm nhận các vị trí giám sát tại khách sạn vừa và lớn hoặc quản lý khách nhỏ khi có cơ hội thăng tiến.
1.2. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Mô tả được vị trí, vai trò của khách sạn trong ngành Du lịch và đặc trưng của hoạt động khách sạn, tác động của nó về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường; + Trình bày được cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn; mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn và đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn;
+ Mô tả được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của khách sạn: nghiệp vụ lễ tân, nghiệp vụ buồng, nghiệp vụ nhà hàng và chế biến món ăn;
+ Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu tại khách sạn và công dụng của chúng;
+ Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị con người, tài sản, tài chính, quản trị marketing khách sạn nói riêng;
+ Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn và cách thức đánh giá chất lượng;
+ Mô tả được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của khách sạn;
+ Trình được các nguyên tắc bảo đảm an ninh, an toàn, giải thích được lý do phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn trong khách sạn để nhận diện được các nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
+ Xây dựng được tính tự tin trong xử lý công việc.
– Kỹ năng:
+ Giao tiếp tốt với khách hàng bằng tiếng Việt và Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;
+ Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị khách sạn;
+ Thực hiện đúng quy trình phục vụ khách hàng tại các vị trí công việc của bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc khu vực hội nghị, hội thảo theo tiêu chuẩn của khách sạn;
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;
+ Làm được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của khách sạn;
+ ứng dụng được phần mềm quản trị khách sạn trong công việc hàng ngày; + Quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
+ Phân tích, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của các bộ phận lưu trú, ăn uống, hội nghị, hội thảo và phát hiện ra được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh;
+ Hình thành được các nhóm làm việc và điều hành được hoạt động của nhóm. 1.3. Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp, người học đủ khả năng đảm nhiệm một vị trí nhân viên viên lễ tân, nhân viên phục vụ nhà hàng, nhân viên phục vụ hội nghi. Tùy theo khả năng cá nhân, kinh nghiệm thực tiễn, môi trường công tác và loại hình khách sạn, người học có khả năng đảm đương các vị trí công tác cao hơn như giám sát bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng hoặc quản lý khách sạn nhỏ.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 24
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 79 tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung /đại cương: 435 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1495 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 552 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1303 giờ; Kiểm tra: 75 giờ
3. Nội dung chương trình:
Mã
MH, MĐ |
Tên môn học, mô đun | Số
tín chỉ |
Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý
thuyết |
Thực
hành/thực tập/bài |
Kiểm tra |
tập | ||||||
I | Các môn học chung | 23 | 435 | 157 | 255 | 23 |
MH 01 Chính trị | 5 | 75 | 41 | 29 | 5 | |
MH 02 Pháp luật | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 | |
MH 03 Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 5 | 51 | 4 | |
MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh | 5 | 75 | 36 | 35 | 4 | |
MH 05 Tin học | 3 | 75 | 15 | 58 | 2 | |
MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) | 6 | 120 | 42 | 72 | 6 | |
II | Các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn ngành, nghề | 56 | 1495 | 395 | 1048 | 52 |
II.1 | Các môn học, mô đun cơ sở | 14 | 225 | 138 | 77 | 10 |
MH 07 Tổng quan du lịch | 3 | 45 | 33 | 10 | 2 | |
MH 08 Quản trị học | 3 | 45 | 38 | 5 | 2 | |
MH 09 Giao tiếp trong kinh doanh | 3 | 45 | 30 | 13 | 2 | |
MH 10 | Tin học ứng dụng trong kinh doanh khách sạn | 2 | 45 | 10 | 33 | 2 |
MH 11 Quản lý chất lượng dịch vụ | 3 | 45 | 27 | 16 | 2 | |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề | 42 | 1270 | 257 | 971 | 42 |
MH 12 | Tiếng anh chuyên ngành khách sạn 1 | 6 | 141 | 45 | 90 | 6 |
MH 13 | Tiếng anh chuyên ngành khách sạn 2 | 5 | 124 | 30 | 89 | 5 |
MH 14 | Quan hệ và chăm sóc khách hàng | 2 | 45 | 18 | 25 | 2 |
MH 15 Marketing du lịch | 2 | 45 | 30 | 12 | 3 | |
MH 16 Kế toán du lịch – khách sạn | 2 | 45 | 15 | 28 | 2 | |
MH 17 Quản trị nguồn nhân lực | 2 | 45 | 17 | 26 | 2 | |
MH 18 Nghiệp vụ lễ tân | 3 | 112 | 18 | 90 | 4 | |
MH 19 | Nghiệp vụ phục vụ buồng khách sạn | 3 | 112 | 18 | 90 | 4 |
MH 20 Nghiệp vụ nhà hàng | 3 | 112 | 18 | 90 | 4 | |
MH 21 Nghiệp vụ chế biến món ăn | 3 | 112 | 18 | 90 | 4 | |
MH 22 Thực hành nghiệp vụ | 7 | 300 | 300 | |||
MH 23 Quản trị buồng khách sạn | 2 | 42 | 15 | 24 | 3 | |
MH 24 Quản trị lễ tân | 2 | 35 | 15 | 17 | 3 | |
Tổng cộng | 79 | 1930 | 552 | 1303 | 75 |
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình.
4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ/ ngành tổ chức xây dựng.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa: Hiệu trưởng căn cứ vào thời gian đào tạo trình độ cao đẳng theo niên chế.
Người học tốt nghiệp trung học phổ thông phải học 2 năm chia thành 04 kỳ học trong đó: Thời gian thực học là 17 tuần/ kỳ và thời gian thi kết thúc môn học, mô đun là 3 tuần. Ngoài ra, thời gian ngoại khóa là 01 tuần/ 1 học kỳ và 02 học kỳ phụ 04 tuần/ 1 năm.
Thời gian cho các hoạt động chung là 10 tuần bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học, nghỉ hè, lễ, tết, lao động và dự phòng. 4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo. 4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
– Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm:
TT | Môn thi tốt nghiệp | Thời gian thi | Hình thức thi |
1 | Chính trị | 120 phút | Thi viết |
Từ 45 phút đến 60 phút | Thi trắc nghiệm | ||
2 | Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp | Không quá 180 phút | Thi viết, trắc nghiệm |
40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời / 1 thí sinh | Thi vấn đáp | ||
3 | Thực hành nghề nghiệp | Từ 1 đến 3 ngày và không quá 8 giờ/ ngày | Thực hành kỹ năng tổng hợp |
Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng Cử nhân thực hành theo quy định của trường.
4.5. Các chú ý khác (nếu có): Không
HIỆU TRƯỞNG
ThS. Trần Thị Tín
Cơ hội việc làm
Cơ hội để xin được việc khi bạn tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn là rất dễ dàng. Bạn có thể làm việc ở mọi vị trí, ở các cơ quan, khách sạn, nhà hàng. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các công việc như sau:
- Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.
- Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Làm tại Bộ văn hóa – Thể thao và Du lịch.
- Các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
- Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
- Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing…
Điểm khác biệt tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
1. Chương trình đào tạo
Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm. Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung, bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương… có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Những năm tiếp theo khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo đại học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc làm do kiến thức về công việc bị hạn chế.
Chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng lại đề cao tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.
2. Cơ hội việc làm và thăng tiến
Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế, họ nhanh chóng hòa nhập và đôi khi mức lương khởi điểm cao hơn người học hệ đại học. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học cao đẳng
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn.