Kế Toán

  • Mã ngành: 6340301
  • Thời gian đào tạo: 2 – 2.5 năm
  • Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy

Muốn học ngành Kế toán, trước tiên bạn phải hiểu rõ Kế toán là gì? Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân…Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

Từ khái niệm Kế toán là gì, chúng ta có thể xác định được đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Kế toán được chia thành hai loại:

  • Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước…
  • Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.

Chương trình đào tạo

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có trách nhiệm với xã hội; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về kế toán; thiết kế và điều hành hệ thống kế toán trong các đơn vị kế toán; có tư duy độc lập; có năng lực nghiên cứu tự bổ sung kiến thức theo yêu cầu công việc.

1.2. Mục tiêu cụ thể

* Kiến thức, kỹ năng                                         

– Kiến thức:

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính trong việc thực hiện nghề kế toán;

+ Trình bày được các quy định về kế toán, kiểm toán trong việc thực hiện nghiệp vụ của nghề;

+ Hiểu được những kiến thức cơ bản, cần thiết về tin học, ngoại ngữ liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán;

+  Phân tích được hệ thống chứng từ, tài khoản và hình thức kế toán;

+ Biết cách xác định được cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Biết được cách cập nhật các chính sách phát triển kinh tế và các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

– Kỹ năng:

+ Lập được chứng từ, kiểm tra, phân loại, xử lý được chứng từ kế toán;

+ Sử dụng được chứng từ kế toán trong ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết;

+ Tổ chức được công tác tài chính kế toán phù hợp với từng doanh nghiệp và tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Lập được báo cáo kế toán tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Thiết lập được mối quan hệ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng;

+ Sử dụng được phần mềm kế toán trong việc thực hiện nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp và kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp;

+ Báo cáo được các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

+ Có khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm hiệu quả;

* Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

– Chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết về một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội và những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa;

+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác;

+ Tuân thủ các quy định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

+ Có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

– Thể chất, quốc phòng:

+ Có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu biết một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: thể dục, điền kinh, bóng chuyền;

+ Có hiểu biết cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

+ Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ, vận dụng được trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

+ Có ý thức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi học xong nghề Kế toán doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội:

– Làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;

– Làm kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;

– Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian học

– Số lượng môn học, mô đun, học phần : 22

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học : 2500 giờ

– Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ

– Khối lượng các môn học, mô đun học phần chuyên môn : 2065 giờ

– Khối lượng lý thuyết : 670 giờ ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm : 1741 giờ; kiểm tra: 89.

– Thời gian khóa học : 2,5 năm

– Phương pháp đào tạo : Theo niên chế.

3. Nội dung chương trình:

Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/thực tập/bài tập Kiểm tra
I Các môn học chung 23 435 157 255 23
MH 01 Chính trị 5 75 41 29 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 5 75 36 35 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 2
MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 6 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn ngành, nghề 69 2065 513 1486 66
II.1 Các môn học, mô đun cơ sở 17 330 220 90 20
MH 07 Luật kinh tế 1 30 20 8 2
MH 08 Anh văn chuyên ngành 3 60 40 16 4
MH 09 Kinh tế vi mô 3 60 40 17 3
MH 10 Nguyên lý thống kê 3 45 30 13 2
MH 11 Lý thuyết tài chính tiền tệ 3 60 40 16 4
MH 12 Lý thuyết kế toán 4 75 50 20 5
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề 52 1735 293 1396 46
MH 13 Thuế 3 60 30 26 4
MH 14 Tài chính doanh nghiệp 5 120 70 42 8
MH 15 Kế toán doanh nghiệp 1 5 115 50 57 8
MH 16 Kế toán doanh nghiệp 2 6 150 70 72 8
MH 17 Thực hành kế toán trong doanh nghiệp thương mại 4 110 102 8
MH 18 Phân tích hoạt động kinh doanh 3 60 30 26 4
MH 19 Kiểm toán 3 60 30 26 4
MH 20 Tin học kế toán 2 60 13 45 2
MH 21 Thực tập nghề nghiệp 7 360 360
MH 22 Thực tập tốt nghiệp 14 640 640
Tổng cộng 92 2500 670 1741 89

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đó xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần:

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun, học phần trong chương trình đào tạo.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

– Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thỡ sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp;Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.4. Các chú ý khác (nếu có):

Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh học liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở bậc Trung cấp và không bố trí Thực tập tốt nghiệp (vì người học đã thực tập ở giai đoạn Trung cấp). Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trình độ Cao đẳng./.

 

                                                                    HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                 ThS. Trần Thị Tín

Cơ hội việc làm

  • Làm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu;
  • Làm kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Có khả năng tự tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Điểm khác biệt tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn – Tại sao nên chọn học Cao đẳng

1. Chương trình đào tạo

Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm. Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung, bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương… có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Những năm tiếp theo khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo đại học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc làm do kiến thức về công việc bị hạn chế.

Chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng lại đề cao tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

2. Cơ hội việc làm và thăng tiến

Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế, họ nhanh chóng hòa nhập và đôi khi mức lương khởi điểm cao hơn người học hệ đại học. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học cao đẳng

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn.

Đăng ký xét tuyển






    
    Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023