Công nghệ thông tin

Mã ngành: 6480202

Thời gian đào tạo: 02 năm

Hệ đào tạo: Cao đẳng Chính quy

Với tình hình phát triển của Internet ngày càng lớn mạnh như hiện nay thì ngành Công nghệ thông tin được xem là một lợi thế đặc biệt của Việt Nam, đã và đang có tác động lan tỏa, thúc đẩy phát triển nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội. Vì thế, đây chính là cơ hội tốt cho các bạn trẻ có niềm đam mê, sáng tạo và thích thú học tập ngành công nghệ mới này.

Công nghệ thông tin (Information Technology hay là IT) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. Và với sự ra đời của Internet kết nối toàn cầu, thì ngành Công nghệ thông tin ngày càng trở nên “đắt giá” là một phần không thể thiếu đối với sự phát triển của xã hội ngày nay.

Chương trình đào tạo

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) trình độ Cao đẳng được thiết kế để đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Người học tốt nghiệp chương trình này có khả năng tham gia vào quá trình tin học hóa các hệ thống thông tin cũng như xây dựng phần mềm phục vụ cho các đơn vị, cá nhân; Kỹ năng tự nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ mới đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành nghề và xã hội; Khả năng làm việc theo nhóm, giao tiếp tốt, tư vấn thuyết phục nhiều đối tượng thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Kiến thức

  • Kiến thức tổng quát: Có đầy đủ kiến thức, tri thức cơ bản và năng lực thực hành công nghệ thông tin. Có đủ vốn từ, biết cách tra cứu, đọc hiểu các tài liệu chuyên môn cần thiết bằng tiếng Anh. Được trang bị kiến thức nâng cao về cơ sở dữ liệu và hệ quản trị dữ liệu, thiết kế đồ họa. Hiểu được hiện trạng hệ thống thông tin quản lý của một số loại hình doanh nghiệp. Có khả năng ứng dụng tốt những kiến thức này vào thực tế công việc.
  • Phát triển tư duy độc lập: Người học có khả năng tư duy độc lập dễ dàng tiếp thu kiến thức trong học tập, hoặc qua các bài giảng, thảo luận trên lớp. Giúp người học có khả năng tự nghiên cứu, tự tìm hiểu học hỏi và đúc kết lại kinh nghiệm. Người học được phát triển tư duy độc lập qua việc hoàn thành các bài tiểu luận với chủ đề ứng dụng kiến thức đã học vào xử lý một số tình huống cụ thể trong thực tế.
  • Phát huy tính sáng tạo: Người học tốt nghiệp sẽ được trang bị kiến thức đủ để xử lý linh hoạt các tình huống trong thực tiễn công việc khi tốt nghiệp dựa trên nền tảng các môn học chú trọng đến nội dung thực hành, thực tập nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

1.2.2. Kỹ năng:

  • Kỹ năng chuyên môn: Người học có thể tham gia quản lý dự án phát triển phần mềm cho doanh nghiệp; Xử lý các sự cố khi vận hành các phần mềm ứng dụng; Thiết kế và quản trị Website cho doanh nghiệp dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia. Xây dựng các sản phẩm phần mềm ứng dụng hỗ trợ các hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp; Sử dụng thành thạo một phần mềm đồ họa dùng để thiết kế đồ họa cho cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp; Vận hành quy trình an toàn – bảo mật dữ liệu trong hệ thống, sao lưu – phục hồi dữ liệu; Lập kế hoạch kiểm tra, bảo trì, nâng cấp các phần mềm trong hệ thống một cách độc lập….
  • Kỹ năng ngoại ngữ: Người học tốt nghiệp có trình độ tiếng Anh tương đương TOEIC 400 điểm hoặc Bậc A2 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

1.2.3. Thái độ:

  • Có lập trường và quan điểm vững vàng về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững và vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực thông tin. Hiểu và thực hiện đúng đắn giữa nghĩa vụ và quyền lợi của người công dân đối với đất nước;
  • Có động cơ nghề nghiệp đúng đắn, có tác phong nhanh nhẹn, khiêm tốn, trung thực, có ý thức vươn lên trong học tập, không ngừng đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào lĩnh vực sản xuất của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng, giá trị kinh tế cao cho xã hội.

1.3. Vị trí làm việc sau tốt nghiệp:

Người học tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có thể làm việc trong các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin với các vị trí:

  • Kỹ thuật viên tư vấn và chuyển giao phần mềm ứng dụng;
  • Kỹ thuật viên thiết kế phần mềm ứng dụng;
  • Kỹ thuật viên quản trị hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu;
  • Kỹ thuật viên thiết kế và quản trị website;
  • Kỹ thuật viên chuyên xử lý các sự cố máy tính;
  • Kỹ thuật viên kiểm thử phần mềm;
  • Kỹ thuật viên thiết kế đa phương tiện.

1.4. Cơ hội học liên thông lên đại học

Sinh viên sau khi tốt nghiệp trình độ Cao đẳng ngành Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm) có thể học liên thông lên Đại học theo quy định hiện hành và theo chương trình liên thông của các trường đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHÓA HỌC

– Tổng số lượng môn học: 30 môn học

– Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa học: 90 tín chỉ (tương đương 2.355 giờ). Bao gồm:

+ Khối lượng các môn học chung: 435 giờ

+ Khối lượng các môn học cơ sở: 390 giờ

+ Khối lượng các môn học chuyên ngành: 1.530 giờ

+ Khối lượng lý thuyết: 527 giờ

+ Khối lượng thực hành/thực tập/ thảo luận: 1.783 giờ

+ Khối lượng kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ: 45 giờ

– Thời gian khóa học: 02 năm

– Phương thức đào tạo: tích lũy tín chỉ

3. Chương trình đào tạo

Mã môn học Tên môn học Số
tín chỉ
Thời gian học tập (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành  

Kiểm tra

I Các môn học chung 21 435 156 267 12
MHC01 Giáo dục Chính trị 4 75 29 44 2
MHC02 Pháp luật 2 30 19 10 1
MHC03 Giáo dục thể chất 2 60 5 54 1
MHC04 Giáo dục Quốc phòng  và An ninh 4 75 30 43 2
MHC05 Tin học 3 75 15  58 2
MHC06 Tiếng Anh 1 3 60 29 29 2
MHC07 Tiếng Anh 2 3 60 29 29 2
II Các môn học chuyên môn 69 1.920 371 1.516 33
II.1 Môn học cơ sở 16 390 90 290 10
MCS08 Toán rời rạc 2 45 15 29 1
MCS09 Mạng máy tính 2 45 15 29 1
MCS10 Cơ sở dữ liệu 3 75 15 58 2
MCS11 Cơ sở lập trình 3 75 15 58 2
MCS12 Hệ điều hành 3 75 15 58 2
MCS13 Cấu trúc dữ liệu và giải thuật 3 75 15 58 2
II.2 Môn học chuyên ngành 53 1.530 281 1.226 23
MCN14 Lập trình hướng đối tượng 3 75 15 58 2
MCN15 Đồ họa ứng dụng 2 45 15 29 1
MCN16 Phân tích thiết kế hệ thống 3 60 29 29 2
MCN17 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3 60 29 29 2
MCN18 Thiết kế và quản trị Website 3 60 29 29 2
MCN19 Lập trình Windows 2 45 15 29 1
MCN20 Lập trình Java 2 45 15 29 1
MCN21 Lập trình PHP 2 45 15 29 1
MCN22 Hệ điều hành Windows Server 2 45 15 29 1
MCN23 An ninh mạng 2 45 15 29 1
MCN24 Trí tuệ nhân tạo 3 75 15 58 2
MCN25 Quản lý dự án phần mềm 3 60 29 29 2
MCN26 Kiểm thử phần mềm (Tester) 3 75 15 58 2
MCN27 Lập trình trên thiết bị di động 3 75 15 58 2
MCN28 Tiếng Anh chuyên ngành CNTT 2 45 15 29 1
MCN29 Thực hành nghề nghiệp 10 450 0 450 0
MCN30 Thực tập tốt nghiệp 5 225 0 225 0
Tổng cộng 90 2.355 527 1.783 45

4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH

4.1. Môn học và tín chỉ

– Môn học là khối lượng kiến thức trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn các môn học có thời lượng từ 2 đến 6 tín chỉ (Ngoại trừ  môn thực hành nghề nghiệp), nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi môn học phải gắn với một cấp trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một lĩnh vực kiến thức hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều lĩnh vực kiến thức.

– Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết; 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn của giảng viên; 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận; 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, báo cáo tốt nghiệp. Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút. Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ. Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.

4.2. Đối với các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động- Thương binh và xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện.

4.3. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

– Để người học có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường có thể bố trí cho người học tham quan, học tập, tham gia làm việc trực tiếp tại các phòng/ bộ phận liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin của các doanh nghiệp/công ty;

– Ðể giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội, nhà trường có thể bố trí cho người học tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương;

– Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp:

TT Nội dung Thời gian
1 Thể dục, thể thao  Từ 5 giờ đến 6 giờ; 17 giờ đến 18 giờ hàng ngày
2 Văn hoá, văn nghệ:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng; Sinh hoạt tập thể

 Ngoài giờ học hàng ngày: Từ 19 giờ đến 21 giờ (một buổi/tuần)
3 Hoạt động thư viện

Ngoài giờ học, sinh viên có thể đến thư viện đọc sách và tham khảo tài liệu

 

Tất cả các ngày làm việc trong tuần

4 Vui chơi, giải trí và các hoạt động đoàn thể Đoàn thanh niên tổ chức các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt vào các tối thứ bảy, chủ nhật hàng tuần
5 Đi thực tế Theo thời gian bố trí của giảng viên và theo yêu cầu của môn học.

 

4.4. Hướng dẫn tổ chức thi hết môn học:

Tất cả các môn học khi kết thúc môn học đều phải thi đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.

– Hình thức thi: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

– Thời gian thi:          + Lý thuyết: Không quá 90 phút

+ Thực hành: Không quá 8 giờ

4.5. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp đối với đào tạo theo phương thức tích lũy tín chỉ:

– Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng theo từng ngành nghề và phải tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo này mới được xét công nhận tốt nghiệp.

Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp mà không phải thi tốt nghiệp.

– Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả công nhận tốt nghiệp để cấp bằng kỹ sư thực hành cho người học tốt nghiệp hệ Cao đẳng theo quy định của trường.

4.6 Các chú ý khác

Nếu đối tượng tuyển sinh học liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, người học đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp thì Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho người học được miễn học những nội dung đã được học ở chương trình đào tạo trình độ Trung cấp và hoàn chỉnh kiến thức ở trình độ Cao đẳng.

 

                                                                          HIỆU TRƯỞNG

 

                                                                                             Ths. Trần Thị Tín

Cơ hội việc làm

Công nghệ thông tin luôn phát triển không ngừng nghỉ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp đều cần đến người làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Điển hình như là:

– Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games…

– Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng.

– Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp.

– Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng.

– Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cá công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác.

Điểm khác biệt tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

1. Chương trình đào tạo

Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm. Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung, bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương… có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Những năm tiếp theo khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo đại học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc làm do kiến thức về công việc bị hạn chế.

Chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng lại đề cao tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

2. Cơ hội việc làm và thăng tiến

Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế, họ nhanh chóng hòa nhập và đôi khi mức lương khởi điểm cao hơn người học hệ đại học. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học cao đẳng

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn.

Đăng ký xét tuyển






    
    Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023