Mã ngành: 6810207
Thời gian đào tạo: Từ 02 năm
Hệ đào tạo: Cao đẳng
Ngành chế biến món ăn hiện nay là một ngành rất là hot! Tại sao hot trên thị trường hiện nay? Thực tế là có rất nhiều các nhà hàng ở trong khách sạn và ngoài khách sạn họ rất là cần những đầu bếp như các bạn đang có đam mê học ngành chế biến món ăn để chở thành đầu bếp ở các nhà hàng khách sạn cũng như những nhà hàng độc lập ở bên ngoài để muốn chở thành những đầu bếp chuyên nghiệp từ những nhà hàng nhỏ đến những nhà hàng lớn. Đáng ứng nhu cầu đó của thị trường và đặc biệt đáp ứng nguyện vọng của rất nhiều bạn đang có đam mê và muốn được đào tạo thành đầu bếp với thời gian ngắn nhất. Cùng với sự hỗ trợ của nhà trường và đội ngũ chuyên gia với kinh nghiệm nhiều năm làm ở nhà hàng sẽ giúp các bạn trở thành đầu bếp chuyên nghiệp để có được những công việc chắc chắn ngoài xã hội.
Chương trình đào tạo
1. Mục tiêu đào tạo
1.1 Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật chế biến món ăn nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong ngành Quản trị nhà hàng – khách sạn và chế biến món ăn. Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo này có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao. Chương trình trang bị và cung cấp các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống, tổ chức, chế biến các món ăn tại khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác…
1.2. Mục tiêu cụ thể:
*Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
– Kiến thức:
+ Người học được trang bị các kiến thức chuyên môn về kinh doanh ăn uống; tổ chức, chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác với các hình thức phục vụ ăn uống đa dạng (các bữa ăn thường, các bữa tiệc và ăn tự chọn…) đáp ứng các yêu cầu về chất lượng (đảm bảo giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm…); đồng thời phù hợp với khẩu vị, tập quán ăn uống của du khách trong nước và quốc tế;
+ Người học được cung cấp những kiến thức cần thiết cho nghiệp vụ kỹ thuật chế biến món ăn như: Tổng quan du lịch và khách sạn, tâm lý khách du lịch, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ chế biến bánh và món ăn tráng miệng, văn hóa ẩm thực, xây dựng thực đơn, tổ chức sự kiện…;
+ Người học được cung cấp các kiến thức về tổ chức làm việc theo nhóm và một số kiến thức quản lý kinh tế, quản lý nghiệp vụ chế biến món ăn cơ bản như: Quản trị tác nghiệp, hạch toán định mức, giao tiếp trong kinh doanh, thống kê kinh doanh, quản lý chất lượng, pháp luật kinh tế, nguyên lý kế toán, nghiệp vụ thanh toán, marketing du lịch…;
+ Người học còn được cung cấp: Các kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, quốc phòng, giáo dục thể chất; Các kiến thức về tin học, ngoại ngữ;
– Kỹ năng:
+ Sau khi học xong, người học có được các kỹ năng nghề nghiệp trong việc chế biến các món ăn tại các khách sạn, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh ăn uống khác;
+ Người học có khả năng làm việc độc lập; tổ chức làm việc theo nhóm và biết ứng dụng kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ vào công việc ở mức độ cao; có sức khoẻ, đạo đức, ý thức kỷ luật cao;
+ Người học có khả năng tìm việc làm; tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn sau khi tốt nghiệp;
*Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
– Chính trị, đạo đức:
+ Hiểu biết cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng, về hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Yêu nước, trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN; thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;
+ Yêu nghề, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm. Có kỹ năng lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh, phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hoá dân tộc và địa phương trong từng giai đoạn lịch sử;
+ Có ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc;
– Thể chất, quốc phòng:
+ Trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng cơ bản về thể dục thể thao, biết cách áp dụng vào việc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ;
+ Giáo dục cho người học lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, những hiểu biết cần thiết về quốc phòng toàn dân và lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng ý thức bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN;
+ Trang bị cho người học một số kiến thức về kỹ năng quân sự cần thiết làm cơ sở để học sinh thực hiện nhiệm vụ quân sự trong nhà trường, vận dụng nghề nghiệp chuyên môn phục vụ Quốc phòng và sẵn sàng tham gia lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc;
1.3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng…) quản lý chế biến… trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Số lượng môn học, mô đun, học phần : 17
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học : 2040 giờ
– Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun học phần chuyên môn : 1605 giờ
– Khối lượng lý thuyết : 559giờ ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm : 1383 giờ ; kiểm tra 98 giờ.
– Thời gian khóa học : Từ 2 năm.
– Phương pháp đào tạo : Theo niên chế.
3. Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/thực tập/bài tập | Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 23 | 435 | 157 | 255 | 23 |
MH 01 | Chính trị | 5 | 75 | 41 | 29 | 5 |
MH 02 | Pháp luật | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 5 | 51 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng – An ninh | 5 | 75 | 36 | 35 | 4 |
MH 05 | Tin học | 3 | 75 | 15 | 58 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 6 | 120 | 42 | 72 | 6 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn ngành, nghề | 55 | 1605 | 402 | 1128 | 75 |
II.1 | Các môn học, mô đun cơ sở | 6 | 105 | 70 | 27 | 8 |
MH 07 | Tổng quan du lịch và khách sạn | 2 | 30 | 28 | 2 | |
MH 08 | Tâm lý và kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách du lịch | 4 | 75 | 42 | 27 | 6 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề | 49 | 1500 | 332 | 1101 | 67 |
MH 09 | Quản trị tác nghiệp | 6 | 90 | 85 | 5 | |
MH 10 | Thương phẩm và an toàn thực phẩm | 3 | 45 | 18 | 25 | 2 |
MH 11 | Sinh lý dinh dưỡng | 3 | 45 | 43 | 2 | |
MH 12 | Hạch toán định mức | 3 | 45 | 27 | 15 | 3 |
MH 13 | Nghiệp vụ nhà hàng | 6 | 165 | 43 | 111 | 11 |
MH 14 | Chế biến món ăn Á | 6 | 192 | 47 | 130 | 15 |
MH 15 | Chế biến món ăn Âu | 6 | 192 | 47 | 130 | 15 |
MH 16 | Chế biến món ăn nâng cao | 6 | 266 | 22 | 230 | 14 |
MH 17 | Thực hành nghề chế biến món ăn tại cơ sở | 10 | 460 | 460 | ||
Tổng cộng | 78 | 2040 | 559 | 1383 | 98 |
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đó xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun, học phần trong chương trình đào tạo.
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thỡ sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp;Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.4. Các chú ý khác (nếu có):
Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh học liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở bậc Trung cấp và không bố trí Thực tập tốt nghiệp (vì người học đã thực tập ở giai đoạn Trung cấp). Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trình độ Cao đẳng.
HIỆU TRƯỞNG
ThS. Trần Thị Tín
Cơ hội việc làm
Sau khi tốt nghiệp người học có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể đảm đương được các vị trí từ từ nhân viên sơ chế, nhân viên chế biến trực tiếp, thợ nấu chính, và các công việc khác trong nhà bếp, có cơ hội trở thành ca trưởng, ca phó đến tổ trưởng các tổ (sơ chế, cắt thái, sa lát, xốt, xúp, bánh và món ăn tráng miệng…) quản lý chế biến… trong nhà bếp tuỳ theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc cụ thể.
Điểm khác biệt tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
1. Chương trình đào tạo
Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm. Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung, bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương… có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Những năm tiếp theo khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo đại học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc làm do kiến thức về công việc bị hạn chế.
Chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng lại đề cao tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.
2. Cơ hội việc làm và thăng tiến
Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế, họ nhanh chóng hòa nhập và đôi khi mức lương khởi điểm cao hơn người học hệ đại học. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học cao đẳng
Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn.