Ngôn ngữ Nhật

Mã ngành: 6220212

Thời gian đào tạo: 2.5 năm

Hệ đào tạo: Cao đẳng chính quy

Ngày nay mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam đang từng bước khăng khít, bền chặt hơn trên mọi phương diện: khoa học kỹ thuật, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục trong đó lĩnh vực giáo dục chiếm phần cực lớn, con số thống kê gần đây nhất cho thấy tại Nhật có đến khoảng 25.000 học sinh, sinh viên đang du học.

Nhằm mở ra cơ hội cho sinh viên lựa chọn các ngành học liên quan đến tiếng Nhật theo nhu cầu, hiện tại Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chính thức cấp phép cho các trường cao đẳng giảng dạy các ngành học liên quan đến tiếng Nhật như sau: phiên dịch tiếng Nhật, sư phạm tiếng Nhật, chuyên ngành Nhật kinh tế – thương mại.

Chương trình đào tạo

1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1.1. Mục tiêu chung:

Ngành Tiếng Nhật trình độ cử nhân cao đẳng được định hướng theo chuyên ngành tiếng Nhật tổng hợp ứng dụng, đặt mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, đạo đức, tác phong chuyên nghiệp, có năng lực tiếng Nhật đạt chuẩn quốc tế và sử dụng tiếng Nhật tốt tại các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội, tích hợp các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc viết theo định hướng tiếng Nhật tổng hợp dựa trên chương trình đào tạo ở trình độ năng lực tiếng Nhật Quốc tế cấp độ 3 (tương đương năng lực tiếng Nhật Quốc tế JLPT N3), và có khả năng học liên thông lên bậc Đại học.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.2.1. Kiến thức:

– Hiểu được nội dung chính của các đoạn hội thoại về các chủ đề gần gũi với cuộc sống hoặc các cuộc hội thoại tự do với những người xung quanh

– Hội thoại được về những chủ đề gần gũi trong cuộc sống

– Đọc hiểu được nội dung câu truyện ngắn, bưu thiếp, email, những thông tin cần thiết, bảng thông báo,. . .

– Viết được một cách đơn giản về chủ đề gần gũi với cuộc sống, về kế hoạch, ý kiến bản thân

– Áp dụng kiến thức tổng quát về các lĩnh vực soạn thảo văn bản, thương mại, du lịch, tiếp thị,. . để làm các công việc văn phòng tại các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trong và ngoài nước

– Khái quát hóa được kiến thức về thương mại, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam và Nhật Bản

– Hoàn tất kiến thức tương đương Chứng chỉ Năng lực Nhật ngữ Quốc tế (JLPT) cấp 3 (N3)

– Vận dụng những phương pháp và kiến thức đã học vào điều kiện công tác ở Việt Nam cũng như nước ngoài tại nhiều khu vực ngành nghề khác nhau trong môi trường quốc tế hóa, toàn cầu hóa và trong thời đại tri thức hiện nay.

– Xây dựng cho bản thân nền tảng kiến thức cơ bản có hệ thống làm cơ sở quan trọng để sinh viên ngành tiếng Nhật có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở những cấp học cao hơn ở trong và ngoài nước hoặc tự bổ sung kiến thức khi thâm nhập vào thực tế công tác.  

– Áp dụng và phát triển kiến thức về thương mại, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán của người Việt Nam và Nhật Bản

1.2.2. Kỹ năng:

  • Nghe:

–      Nghe hiểu để ghi nhận và chuyển tiếp thông tin đơn giản rõ ràng về các chủ đề liên quan tới cuộc sống, học tập và làm việc trong môi trường giao tiếp trực tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, diễn đàn… và việc học tập hằng ngày.

–      Nghe và xác định được ý chính trong các bài nói, cuộc đối thoại, thảo luận thông thường hoặc thương mại về các chủ đề phổ biến.

–      Nghe hiểu được các ý chi tiết trong các bài nói để điền đơn, bảng biểu, biểu đồ, sơ đồ, ghi chú với các chủ đề liên quan tới việc học tập và công việc.

  • Nói:

–      Giao tiếp, trao đổi thông tin, trình bày ý kiến về các vấn đề xã hội, gia đình và các tình huống thương mại, công sở.

–      Hình thành kỹ năng ứng khẩu có sức thuyết phục, ngắt lời và làm rõ nghĩa, kỹ năng nghe để nắm thông tin, kỹ năng thảo luận nhóm, tham gia diễn đàn và câu lạc bộ.

  • Đọc:

–      Đọc, phân loại, sắp xếp và đánh giá các tài liệu tiếng Nhật thông thường hoặc về thương mại, văn phòng và giao dịch.

–      Đọc hiểu các loại hợp đồng và văn kiện thương mại, thư tín thương mại, email.

–      Phát triển kỹ năng đọc lướt, đọc lấy thông tin và đưa ra các suy luận hoặc đánh giá.

  • Viết:

–      Soạn thảo các hợp đồng thương mại cơ bản, tài liệu kinh doanh, thư tín thương mại cơ bản, viết email tiếng Nhật, ghi chép trong các buổi họp có sử dụng tiếng Nhật.

–      Viết, so sánh, đối chiếu các biểu đồ, bảng dữ liệu thông thường trong kinh doanh thương mại.

–      Dịch được các tài liệu phổ thông và thương mại cơ bản.

  • Các kỹ năng khác:

–      Chuẩn đầu ra Tiếng Nhật:

Để được xét tốt nghiệp, ngoài các học phần được quy định trong chương trình đào tạo, sinh viên phải đạt một trong số các chứng chỉ như sau:

+ Chứng chỉ Năng lực Nhật ngữ Quốc tế JLPT N3

+ Các chứng chỉ quốc tế khác tương đương chứng chỉ Năng lực Nhật ngữ Quốc tế JLPT N3 như NAT-TEST N3 trở lên

            Lưu ý: Sinh viên được nộp một trong các chứng chỉ nêu trên khi xét tốt nghiệp và chứng chỉ không quá hai năm tính từ ngày cấp đến thời điểm nộp cho trường.

–      Chuẩn đầu ra Tin học: Đạt chuẩn kỹ năng năng sử dụng công nghệ thông tin nâng cao (theo qui định tại thông tư 03/2014/TT-BTTTT).

–      Sinh viên có thể tiếp cận và tự điều chỉnh các kỹ năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự tìm tòi, học hỏi để trau dồi, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn; biết tận dụng mọi cơ hội nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh để giao tiếp, trao đổi và xử lí công việc hiệu quả hơn.

1.2.3. Thái độ:

–      Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân, hiểu và chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và có phẩm chất chính trị trong sáng.

–      Có thái độ tích cực, nghiêm túc và siêng năng.

–      Có ý thức làm việc tự chủ độc lập, đề cao tính hiệu quả và ý thức làm việc theo nhóm, ý thức tận tụy công việc, ý thức tự giác trong xử lý, phân tích vấn đề và ý thức cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống.

–      Có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống và làm việc trong xã hội công nghiệp.

–      Luôn có ý thức học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng với thay đổi yêu cầu công việc.

–      Tự tin, tư duy năng động.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

–      Sau khi tốt nghiệp ngành Tiếng Nhật, sinh viên có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Nhật như Giáo dục, Quản trị bán hàng, Dịch vụ khách hàng, Hành chính, Nhân sự, Tiếp thị, Quảng cáo, Đối ngoại, cụ thể ở các vị trí sau:

+ Nhân viên văn phòng

+ Thư ký

+ Nhân viên tiếp thị

+ Nhân viên kinh doanh / Giao dịch viên

+ Nhân viên chăm sóc khách hàng

+ Nhân viên hành chính

+ Nhân viên nhân sự

+ Trợ lý giám đốc

2. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC VÀ THỜI GIAN KHOÁ HỌC:

–           Số lượng học phần: 36

–           Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 96 tín chỉ

–           Khối lượng các học phần chung/đại cương: 23 tín chỉ

–           Khối lượng các học phần chuyên môn: 73 tín chỉ

–           Khối lượng lý thuyết: 471 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1930 giờ; Kiểm tra: 99 giờ

–           Thời gian khóa học: 2.5 năm

3. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG TIẾNG NHẬT
Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Số tín chỉ Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng số Trong đó
Lý thuyết Thực hành/thực tập/bài tập Kiểm tra
I Các môn học chung 23 435 157 255 23
MH 01 Chính trị 5 75 41 29 5
MH 02 Pháp luật 2 30 18 10 2
MH 03 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 4
MH 04 Giáo dục quốc phòng – An ninh 5 75 36 35 4
MH 05 Tin học 3 75 15 58 2
MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 6 120 42 72 6
II Các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn ngành, nghề 73 2065 314 1675 76
II.1 Các môn học, mô đun cơ sở 32 795 164 597 34
MH07 Ngữ pháp Tiếng Nhật 1 3 75 15 57 3
MH08 Ngữ pháp Tiếng Nhật 2 3 75 15 57 3
MH09 Ngữ pháp Tiếng Nhật 3 3 75 15 57 3
MH10 Nghe -Nói Tiếng Nhật 1 3 75 15 57 3
MH11 Nghe -Nói Tiếng Nhật 2 3 75 15 57 3
MH12 Nghe -Nói Tiếng Nhật 3 3 75 15 57 3
MH13 Viết Tiếng Nhật 1 2 60 0 57 3
MH14 Viết Tiếng Nhật 2 2 60 0 57 3
MH15 Viết Tiếng Nhật 3 2 60 0 57 3
MH16 Đọc hiểu Tiếng Nhật 1 2 45 15 28 2
MH17 Đọc hiểu Tiếng Nhật 2 2 45 15 28 2
MH18 Đọc hiểu Tiếng Nhật 3 2 45 15 28 2
MH19 Lịch sử – Văn hóa – Xã hội Nhật Bản 2 30 29 0 1
II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề 41 1270 150 1078 42
MH20 Ngữ pháp Tiếng Nhật 4 3 75 15 57 3
MH21 Ngữ pháp Tiếng Nhật 5 2 60 0 57 3
MH22 Nghe – Nói Tiếng Nhật 4 3 75 15 57 3
MH23 Nghe – Nói Tiếng Nhật 5 2 60 0 57 3
MH24 Viết Tiếng Nhật 4 2 60 0 57 3
MH25 Viết Tiếng Nhật 5 2 60 0 57 3
MH26 Đọc hiểu Tiếng Nhật 4 2 45 15 28 2
MH27 Đọc hiểu Tiếng Nhật 5 2 45 15 28 2
MH28 Năng lực Tiếng Nhật 2 45 15 28 2
MH29 Thực hành năng lực Tiếng Nhật 2 60 0 57 3
MH30 Tiếng Nhật thương mại 2 45 15 28 2
MH31 Tiếng Nhật IT 2 45 15 28 2
MH32 Tiếng Nhật văn phòng 2 45 15 28 2
MH33 Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản 2 45 15 28 2
MH34 Tiếng Nhật soạn thảo văn bản 2 45 15 28 2
MH35 Thực tập tốt nghiệp 4 220 0 215 5
MH36 Khóa luận tốt nghiệp 5 240 0 240
 Tổng cộng 96 2500 471 1930 99

4. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:

4.1. Các môn học chung bắt buộc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ/ngành tổ chức xây dựng và ban hành để áp dụng thực hiện:

  • Đối với môn học Chính trị: Thực hiện theo chương trình môn học được ban hành kèm theo Thông tư số 24/2018/TT-QĐ-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đối với môn học Pháp luật: Thực hiện theo chương trình môn học được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đối với môn học Tiếng Anh: Thực hiện theo chương trình môn học được ban hành kèm theo Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đối với môn học Pháp luật: Thực hiện theo chương trình môn học được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đối với môn học Giáo dục thể chất: Thực hiện theo chương trình môn học được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đối với môn học Giáo dục Quốc phòng – An ninh: Thực hiện theo chương trình môn học được ban hành kèm theo Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 09 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

  • Để sinh viên/học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường sẽ bố trí tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất…. vào các thời điểm thích hợp.
  • Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội, tăng cường các kỹ năng mềm, sinh viên/học sinh cần tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, huấn luyện kỹ năng… do nhà trường tổ chức.

4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, thi kết thúc môn học:

  • Thực hiện kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập (số lần kiểm tra, hình thức kiểm tra…) được thực hiện theo quy định trong từng chương trình chi tiết cụ thể.
  • Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần (ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần …) được thực hiện theo các quy định hiện hành của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội.

4.4. Hướng dẫn xét công nhận tốt nghiệp:

  • Sinh viên/học sinh được xét công nhận tốt nghiệp khi:
  • Tích lũy đủ số học phần và số tín chỉ quy định bởi chương trình đào tạo. Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 5,5 trở lên.
  • Các môn giáo dục Quốc phòng – An ninh và Giáo dục thể chất được đánh giá đạt.
  • Thỏa mãn các điều kiện chuẩn đầu ra của chuyên ngành đào tạo theo quy định.

Hà Nội, ngày  11  tháng  01  năm 2019

                                                                                                            HIỆU TRƯỞNG

 

ThS. Trần Thị Tín

 

 

 

Cơ hội việc làm

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực làm việc tại các công ty, tập đoàn hoặc nhà máy của Nhật hoặc có vốn Nhật đầu tư thông báo tuyển dụng ở các vị trí như:

  • Biên phiên dịch tiếng Nhật
  • Comtor – nghề biên phiên dịch kỹ thuật trong các công ty phần mềm
  • Giảng viên tiếng Nhật
  • Chăm sóc khách hàng
  • Hành chính nhân sự
  • Xuất nhập khẩu

Điểm khác biệt tại Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội

Ngành Tiếng Nhật – Tại sao nên chọn học Cao đẳng

1. Chương trình đào tạo

Tại các trường Đại học, ngoài các môn chuyên ngành, sinh viên phải mất khoảng 1 năm đầu để học những môn đại cương, hàn lâm. Giáo dục Đại học có 4 khối kiến thức chung, bao gồm: Chính trị, tư tưởng, ngoại ngữ, toán đại cương… có tổng cộng vào khoảng 30 tín chỉ. Gần như tất cả các trường đều học khối kiến thức chung này. 30 tín chỉ ấy chiếm mất khoảng 1 năm học. Những năm tiếp theo khi tiếp cận kiến thức chuyên ngành, hệ đào tạo đại học hướng bạn đến cách tư duy để tiếp cận kiến thức, do đó nhiều sinh viên thường bị nản chí, ra trường khó xin việc làm do kiến thức về công việc bị hạn chế.

Chương trình đào tạo tại các trường Cao đẳng lại đề cao tính thực tiễn, gắn liền với doanh nghiệp, phục vụ cho nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Chính bởi vậy, trong quá trình học, sinh viên sẽ được đào tạo một cách chủ động để học và nắm vững kỹ năng nghề. Chính bởi vậy sinh viên các trường Cao đẳng luôn dẫ dàng hòa nhập được với công việc thực tế ngay sau khi tốt nghiệp.

2. Cơ hội việc làm và thăng tiến

Bậc Cao đẳng thường tập trung vào việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp trong một ngành hẹp. Người tốt nghiệp ra có chuyên môn tốt, và bắt nhịp với công việc nhanh. Vì thế, họ nhanh chóng hòa nhập và đôi khi mức lương khởi điểm cao hơn người học hệ đại học. Đổi lại, người học ĐH được trang bị nhiều kiến thức nền hơn, vì thế khả năng thăng tiến về lâu dài thường cao hơn người học cao đẳng

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp không còn quá quan trọng vấn đề bằng cấp mà chú trọng đặc biệt đến khả năng tiếp cận, xử lý công việc. Do đó, học CĐ hoàn toàn có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Chưa kể đến, nhiều người sau khi đi làm một thời gian lại tiếp tục học 2 năm còn lại để lấy bằng ĐH, thậm chí sau đó là bằng thạc sĩ hoặc cao hơn, khi họ có điều kiện về tài chính và thời gian tốt hơn.

Đăng ký xét tuyển






    
    Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023