Tên ngành, nghề: Thương mại điện tử (Electronic commerce)
Mã nghề: 6340122.
Trình độ đào tạo: Cao đẳng.
Hình thức đào tạo: Tập trung.
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương.
Thời gian đào tạo: 2.5 năm
- MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ:
1.1 Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo cao đẳng nghề “Thương mại điện tử” nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử;
Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng: Độc lập thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh về thương mại điện tử, có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm; vận dụng được những kiến thức kinh doanh thương mại, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức pháp luật để thực hiện công việc; có khả năng sáng tạo, ứng dụng các công nghệ để giải quyết các tình huống kỹ thuật phức tạp trong nghiệp vụ của mình. Phát hiện, giải quyết kịp thời các vấn đề về bảo mật, an toàn thông tin trên mạng;
Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;
Người có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng nghề “Thương mại điện tử” có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Với các yêu cầu cụ thể:
1.2 Mục tiêu cụ thể:
* Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:
– Kiến thức:
+ Phân biệt được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng;
+ Vận dụng được các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh thương mại: đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực thương mại;
+ Xác định và vận dụng được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử, khai báo hải quan điện tử, thanh toán điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh;
+ Phân biệt được các ngôn ngữ lập trình, cơ sở dữ liệu trong xây dựng website thương mại. Vận dụng các kiến thức về mạng máy tính, an ninh mạng và chữ ký số trong quản trị mạng, bảo mật và bảo toàn thông tin.
– Kỹ năng:
+ Thực hiện được các nghiệp vụ kinh doanh cụ thể trong giao dịch ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, thanh toán, giao nhận, vận tải và bảo hiểm hàng hóa;
+ Sử dụng được tiếng Anh thương mại để tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng;
+ Phân biệt được các rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lập được chứng từ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, cũng như các chứng từ khiếu nại công ty bảo hiểm bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất;
+ Thực hiện tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, sử dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử;
+ Thiết kế, khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới;
+ Vận dụng kiến thức văn hóa kinh doanh vào kỹ năng tiếp thị và quản trị tiếp thị trên Internet;
+ Đọc và soạn thảo được các văn bản kinh doanh (báo giá, chào hàng, hợp đồng, thư tín thương mại…) bằng tiếng Việt và tiếng Anh;
+ Có khả năng làm việc theo nhóm và kỹ năng hợp tác trong tác nghiệp.
*Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng
– Chính trị, đạo đức:
+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
+ Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;
+ Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;
+ Tuân thủ các qui định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;
+ Tuân thủ các qui định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;
+ Tuân thủ các qui chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.
– Thể chất, quốc phòng:
+ Rèn luyện để có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
+ Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh, bóng chuyền…
+ Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;
+ Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;
+ Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Hoàn thành chương trình đào tạo nghề “thương mại điện tử”, người học có khả năng làm việc tại các bộ phận trong các doanh nghiệp:
– Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học.
- Khối lượng kiến thức và thời gian học tập
– Số lượng môn học, mô đun, học phần : 19
– Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học : 2505 giờ
– Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 435 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun học phần chuyên môn : 2070 giờ
– Khối lượng lý thuyết : 678 giờ ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm : 1733 giờ
– Thời gian khóa học : 2.5 năm.
– Phương pháp đào tạo : Theo niên chế.
- Nội dung chương trình
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành/thực tập/bài tập | Kiểm tra | ||||
I | Các môn học chung | 23 | 435 | 157 | 255 | 23 |
MH 01 | Chính trị | 5 | 75 | 41 | 29 | 5 |
MH 02 | Pháp luật | 2 | 30 | 18 | 10 | 2 |
MH 03 | Giáo dục thể chất | 2 | 60 | 5 | 51 | 4 |
MH 04 | Giáo dục quốc phòng – An ninh | 5 | 75 | 36 | 35 | 4 |
MH 05 | Tin học | 3 | 75 | 15 | 58 | 2 |
MH 06 | Ngoại ngữ (Anh văn) | 6 | 120 | 42 | 72 | 6 |
II | Các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn ngành, nghề | 73 | 2070 | 521 | 1478 | 71 |
II.1 | Các môn học, mô đun cơ sở | 16 | 315 | 171 | 129 | 15 |
MH 07 | Kinh tế thương mại | 4 | 45 | 42 | 3 | |
MH 08 | Thương mại điện tử căn bản | 4 | 90 | 42 | 45 | 3 |
MH 09 | Pháp luật thương mại điện tử | 4 | 90 | 42 | 45 | 3 |
MH 10 | Marketing điện tử | 4 | 90 | 45 | 39 | 6 |
II.2 | Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề | 57 | 1755 | 350 | 1349 | 56 |
MH 11 | Tiếng Anh thương mại | 13 | 320 | 100 | 210 | 10 |
MH 12 | Thư tín thương mại | 5 | 90 | 40 | 46 | 4 |
MH 13 | Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại | 5 | 130 | 60 | 65 | 5 |
MH 14 | Thanh toán điện tử | 4 | 135 | 35 | 95 | 5 |
MH 15 | Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong TMĐT | 4 | 135 | 35 | 95 | 5 |
MH 16 | An ninh mạng và chữ ký số | 4 | 130 | 35 | 90 | 5 |
MH 17 | Kỹ thuật xử lý ảnh và thiết kế đồ họa | 4 | 75 | 45 | 28 | 2 |
MH 18 | Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C | 9 | 340 | 320 | 20 | |
MH 19 | Thực tập tốt nghiệp | 9 | 400 | 400 | ||
Tổng cộng | 96 | 2505 | 678 | 1733 | 94 |
- Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đó xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.
4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần:
Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun, học phần trong chương trình đào tạo.
4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:
– Đối với đào tạo theo niên chế:
+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thỡ sẽ được dự thi tốt nghiệp.
+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp;Thực hành nghề nghiệp.
+ Hiệu trưởng căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.
4.4. Các chú ý khác (nếu có):
Nếu sử dụng chương trình khung này để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh học liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng, thì cần chỉnh lại kế hoạch tổng thể (2 học kỳ); học bổ sung những kiến thức, kỹ năng chưa học ở bậc Trung cấp và không bố trí Thực tập tốt nghiệp (vì người học đã thực tập ở giai đoạn Trung cấp). Nội dung thi tốt nghiệp cho đối tượng này chỉ cần kiểm tra các kiến thức và kỹ năng nâng cao ở giai đoạn đào tạo trình độ Cao đẳng./.