Hiểu Đúng Về Ngành Marketing Trong Thời Đại 4.0

5/5 - (3 bình chọn)

Bạn đang là học sinh cuối cấp đang tìm hiểu về ngành Marketing? Bạn chưa biết học Marketing sẽ học những gì? Liệu bạn có thật sự phù hợp với ngành Marketing? Học Marketing bạn sẽ làm việc ở vị trí nào? 

Trong thời đại số 4.0 hiện nay cùng với sự bùng nổ mạnh mẽ của khoa học công nghệ và thông tin, Marketing đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Công nghệ càng thay đổi thì cách làm Marketing và tư duy về ngành Marketing cũng phải thay đổi theo. Vậy, bạn đã hiểu rõ về xu hướng ngành Marketing năm 2024.

Marketing đang là ngành dẫn đầu xu hướng nghề nghiệp nên luôn là ngành “top” được các bạn học sinh quan tâm và được nhiều doanh nghiệp săn đón về nguồn nhân sự. Cùng tìm hiểu ngành Marketing trong thời đại số.

Marketing là gì? Hiểu thế nào cho đúng về Marketing

Ngành marketing là gì?
Marketing là gì?

Khi được hỏi marketing là gì? Chắc hẳn nhiều bạn nghĩ rằng: Marketing chỉ là công việc chào hàng tiếp thị tại quán coffee, là nhân viên đến tận nhà chào bán sản phẩm. Hoặc là “ngồi” sáng tạo các viral video, các quảng cáo,…Đó là cách tư duy sai lầm, phiến diện, Công nghệ đã phát triển vượt bậc, chúng ta phải thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận cũng như cách tư duy về ngành Marketing.

Mặc dù thuật ngữ “Marketing” đã được đón nhận và đưa vào giảng dạy tại các trường đại học ở Việt Nam từ cuối những năm 1980 nhưng phải đến 10 năm trở lại đây cụm từ này mới được người ta nhắc đến nhiều hơn cả.

Bản chất của Marketing là hoạt động hướng đến khách hàng nhằm đảm bảo đáp ứng những mong muốn nhu cầu của họ thông qua quá trình tương tác hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Những công việc được đề cập ở phía trên chỉ là phần nổi trong ngành Marketing. Bề chìm của quá trình Marketing mà không phải ai cũng nhìn thấy là việc lên kế hoạch, phát triển ra chiến lược làm sao sản phẩm đến tay người tiêu đùng cách tốt nhất.

Mục đích của Marketing là tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ, sản xuất ra những mặt hàng phù hợp với nhu cầu và xác định giá cả thích hợp cho các sản phẩm đó, sắp xếp hệ thống phân phối hàng hóa và kích thích có hiệu quả để hàng hóa dễ dàng tiêu thụ.

Marketing có vai trò quyết định và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Chức năng của Marketing là tạo khách hàng cho doanh nghiệp, tiếp đó là “cầu nối” để kết nối khách hàng với sản phẩm của doanh nghiệp.

Nếu thiếu bộ phận Marketing trong doanh nghiệp thì chắc chắn rằng doanh nghiệp đó sẽ không tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay.

Ngành Marketing học những gì?

Ngành marketing học những gì
4 chuyên ngành chính phải biết khi học Marketing

Xem thêm: Chương trình đào tạo marketing trình độ cao đẳng

Marketing là 1 ngành rộng với nhiều phân nhánh nhỏ, hiện nay ở Việt Nam nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo về ngành Marketing và được phân chia thành các chuyên ngành:

1. Marketing thương mại

Chuyên ngành Marketing thương mại
Chuyên ngành Marketing thương mại

Chuyên ngành Marketing thương mại tập trung vào việc truyền tải giá trị thực sự của thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường, bán hàng, chăm sóc khách hàng và truyền thông. Từ đó, làm khách hàng nhớ và gắn bó với thương hiệu của mình. Đồng thời thúc đẩy phân phối được sản phẩm và dịch vụ, đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng, làm tăng doanh số bán.

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức như:

  • Hành vi khách hàng
  • Nghiên cứu marketing
  • Marketing quốc tế
  • Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị
  • Truyền thông marketing và xúc tiến
  • Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ…

2. Marketing thương hiệu

Chuyên ngành Marketing thương hiệu
Chuyên ngành Marketing thương hiệu hay Brand Marketing

Chuyên ngành Marketing Quản trị thương hiệu tập trung vào việc củng cố niềm tin và xây dựng thương hiệu, để từ đó phát triển thương hiệu của mình một cách riêng biệt và truyền tải được sự khác biệt, khắc sâu thương hiệu vào tâm trí khách hàng.

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức như:

  • Hành vi khách hàng
  • Nghiên cứu marketing
  • Quản trị thương hiệu
  • Chiến lược thương hiệu
  • Định giá và chuyển nhượng thương hiệu
  • Truyền thông marketing
  • Phân tích, hoạch định, tổ chức triển khai các kế hoạch và quyết định marketing  sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến…

Xem thêm: Bạn phù hợp với ngành Marketing hay Marketing quản trị thương hiệu

3. Quản trị Marketing

Chuyên ngành Quản trị Marketing
Chuyên ngành Quản trị Marketing

Học về Quản trị Marketing sinh viên sẽ học về phương thức xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược Marketing, nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức như:

  • Quản trị sản phẩm
  • Nghiên cứu Marketing
  • Quản trị kênh phân phối
  • Digital Marketing
  • Marketing quốc tế
  • Marketing dịch vụ
  • Chiến lược Marketing cho thế giới mạng.

4. Truyền thông Marketing

Ngành Truyền thông Marketing
Chuyên ngành Truyền thông Marketing

Chuyên ngành này sẽ đào tạo sâu về lĩnh vực truyền thông, các kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị doanh nghiệp, những kỹ năng chuyên sâu về truyền thông marketing, khả năng phân tích , dự báo nhu cầu thị trường về hành vi tiêu dùng xây dựng và phát triển thương hiệu…

Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức như:

  • Truyền thông Marketing tích hợp
  • Chiến lược phương tiện truyền thông
  • Marketing trực tiếp
  • Xúc tiến bán hàng
  • Tổ chức sự kiện
  • Quản trị thương hiệu
  • Quảng cáo và thiết kế quảng cáo…

Cơ hội việc làm của ngành Marketing?

Marketing là ngành học dẫn đầu xu hướng nghề nghiệp, nằm trong top ngành nghề  khát nguồn nhân lực. Vậy nên,  sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm Marketing gắn liền với bộ phận nghiên cứu và phát triển, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường,….

Cơ hội việc làm dành cho các bạn sinh viên theo học ngành Marketing
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Marketing

Tùy vào từng chuyên ngành Marketing mà các vị trí công việc cũng sẽ khác nhau từ vị trí chuyên viên đến quản lý. Cụ thể:

  • Bộ phận kinh doanh, marketing, thị trường, khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng
  • Bộ phận phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing, quản trị hệ thống, kênh và mạng phân phối, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng (gồm bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu).
  • Bộ phận quản trị marketing và thương hiệu
  • Bộ phận quản trị dự án về thương hiệu
  • Bộ phận quản trị hoạt động truyền thông xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ
  • Bộ phận quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng và phát triển thị trường, nghiên cứu thị trường khách hàng.
  • Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh.

Bạn có phù hợp với ngành Marketing?

Ngành Marketing luôn biến đổi hàng ngày cùng với sự phát triển của công nghệ. Để bám vững và thành công trong lĩnh vực này 1 marketer cần phải có kỹ năng và tố chất sau:

  • Kỹ năng phân tích
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng thẩm định sáng tạo, kiên trì
  • Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục
  • Sáng tạo, ham học hỏi và tìm tòi thông tin, kiến thức về các lĩnh vực của đời sống, cả về kinh tế và văn hóa – xã hội…

Xem thêm: Tại sao học cao đẳng marketing lại là xu thế?

Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội là đơn vị đào tạo ngành Marketing uy tín, đảm bảo đầu ra cho sinh viên. Với thời lượng đào tạo từ 2.5 năm sinh viên sẽ được thực hành ngay trong quá trình học tập và trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin về ngành Marketing. Hãy luôn là người hiểu rõ bản thân, hiểu rõ mọi thứ mình đã quyết định lựa chọn. Marketing luôn là ngành học tiềm năng, cơ hội việc làm rộng lớn với nhiều phân nhánh nhỏ, hãy chọn cho mình chuyên ngành phù hợp với khả năng và tính cách của bản thân.


Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội Tuyển sinh năm 2023